
Cơ hội nào cho thị trường second-hand trong miếng bánh béo bở của ngành thời trang?
Theo số liệu dẫn từ Future Market Insights, thị trường quần áo cũ toàn cầu ước tính trị giá 71.225,6 triệu đô la Mỹ vào năm 2022 và được dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14,8% từ năm 2022 đến năm 2032, đạt mức định giá 282.748,6 triệu đô la Mỹ vào năm 2032. Công chúng nói chung do tính chất rẻ hơn và chất lượng tốt hơn là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu về quần áo second-hand trong bối cảnh giá cả hàng hoá cao và lạm phát hiện nay là những lý do hàng đầu mà người tiêu dùng đưa ra để chọn mua hàng đã qua sử dụng. Thị phần của thị trường quần áo cũ trên thị trường sản phẩm cũ là khoảng 12% -15%.
Vào năm 2022, thị trường quần áo cũ đã tăng 24% so với năm trước. Báo cáo từ thredUP cho thấy sự tăng trưởng đang diễn ra trên toàn thế giới, với Bắc Mỹ chiếm khoảng 42% thị trường. Nghiên cứu cho thấy Thế hệ Z là một trong những đối tượng mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ bởi đây là nhóm có phong cách cá nhân rõ rệt, với hơn một nửa số người được hỏi (55%) cho biết họ mua đồ cũ để tìm những món đồ độc nhất vô nhị. Trong khi đó, 45% sử dụng thời trang cũ để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 18% người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 21 cho biết hạn chế mua “thời trang nhanh” là một giải pháp cho năm 2020. Cuối cùng, 28% thế hệ millennials và 31% Gen Z chỉ ra rằng “giảm tác động đến môi trường” là một giải pháp cho năm tới này.
Ấn Độ là một trong những thị trường quần áo cũ đang phát triển nhanh và chiếm thị phần đáng kể là 18,2% toàn bộ thị trường quần áo cũ Nam Á. Hơn nữa, FMI dự đoán tốc độ tăng trưởng thị trường quần áo cũ của Ấn Độ sẽ tăng với tốc độ CAGR là 17,9% trong giai đoạn dự báo, do dân số tăng nhanh, thu nhập khả dụng tăng và số lượng công ty khởi nghiệp cung cấp quần áo cũ tăng mạnh.
Sự thâm nhập ngày càng tăng của các nền tảng mua sắm trực tuyến cung cấp quần áo cũ để thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Theo thredUP, resale trực tuyến là nguồn bán hàng cũ phát triển nhanh nhất và 70% người tiêu dùng cho biết việc mua sắm đồ cũ dễ dàng hơn so với 5 năm trước. Sự hiện diện của nhiều loại quần áo cũ trên các nền tảng trực tuyến đã cho phép mọi người mua chúng một cách thoải mái ngay tại nhà của họ. Điều này dự kiến sẽ cung cấp một lực đẩy mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của thị trường quần áo cũ trong giai đoạn dự báo.
Việt Nam có nằm trong guồng phát triển?
Hành vi tiêu dùng của công chúng chuyển biến rõ rệt kể từ ảnh hưởng của COVID-19 hầu hết ở tất cả lĩnh vực. Riêng với ngành thời trang, công chúng hướng chú ý nhiều hơn tới giá trị, sự bền vững và tiết kiệm. Nổi bật ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), nhiều điểm chợ second-hand rầm rộ hơn, hàng loạt những sự kiện lớn/nhỏ thanh lý từ người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng thu hút đông đảo giới trẻ như Gia đình Cam Cam, Cô em Trendy....Gucci, LV, YSL, Burberry, Versace,… giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng, từ giày đến túi, mắt kính, trang sức được bày bán với giá tiền chỉ từ vài trăm nghìn cho đến chục triệu. Song song với đó, những thương hiệu bình dân hơn một chút như Zara, Mango, H&M, Uniqlo, local brand Việt Nam… cũng xuất hiện với mức giá hầu như đều dưới 1 triệu đồng. Họ đã và đang góp phần xây dựng xu hướng, thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Thời trang second-hand truyền động lực cho giới trẻ thể hiện phong cách cá nhân qua những item độc lạ, thoải mái lựa chọn phối đồ độc lạ và đặc biệt giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn tự tin.
Một số điểm đến quen thuộc của giới trẻ và các tín đồ thời trang phải kể đến như chợ hàng thùng Đông Các, các mặt hàng tại đây chủ yếu là nhập từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan và có cả hàng từ Âu Mỹ. Đặc biệt, khi đến chợ vào mùa đông, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều mẫu áo len, áo dạ, áo blazer đẹp mịn từ Hàn Quốc và Nhật Bản.Theo người bán, khoảng 1-2 năm gần đây các bạn trẻ đến chợ nhiều hơn. Có thời điểm chợ đông nghịt, nhất là vào mùa lạnh. Hay tại TPHCM, nổi tiếng với nhiều sự kiện garage sale của các KOLs, rich kids. Các chợ phiên này thường được tổ chức chung bởi các hội KOLs hoặc các đơn vị chuyên về mua bán, thanh lý quần áo, phụ kiện. Giá cả của sản phẩm thường được thỏa thuận tùy vào chất lượng và tình trạng của từng món hàng giữa người mua và người bán.
Thách thức trong kinh doanh thời trang secondhand
Lĩnh vực thời trang chịu trách nhiệm cho hơn 10% lượng khí thải carbon toàn cầu. Khách hàng và doanh nghiệp đang trở nên ý thức hơn về nhu cầu cập nhật thời trang và các hoạt động sản xuất/kinh doanh minh bạch. Khi second-hand trở lên thu hút hơn, cũng là lúc xuất hiện nhiều hoạt động buôn bán không trong sạch.
Chất lượng không đảm bảo: Một số sản phẩm secondhand có thể bị hư hỏng hoặc đã qua sử dụng nhiều năm, dẫn đến việc chất lượng không đảm bảo. Hàng second hand đổ về từ các nguồn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, không đáng tin cậy và thậm chí có cả hàng giả, hàng nhái. Việc thiếu sự kiểm soát và quản lý đã khiến thị trường second hand trở thành nơi tràn ngập những sản phẩm hư hỏng, rách nát và không thể tái sử dụng. Sau một thời gian tích luỹ, đây là vấn nạn thách thức lớn cho môi trường, ngành công nghiệp này tạo ra hàng chục triệu tấn chất thải, gồm cả quần áo bị hủy hoại và bỏ đi.
Không đảm bảo vệ sinh: Một số sản phẩm secondhand có thể không được vệ sinh hoặc làm sạch kỹ càng trước khi bán lại, gây lo ngại về vấn đề vệ sinh và sức khỏe cho người mua.
Một số vấn đề khác như điều kiện thời tiết và mùi mốc, kích cỡ, chính sách đổi trả....Để đảm bảo người mua có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm secondhand, cần tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng hàng hóa, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn về việc vệ sinh, làm sạch sản phẩm.
Tóm lại, thời trang secondhand không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, cần thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của thời trang bền vững và tiết kiệm tài nguyên.