CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố BCTC quý 1/2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.619 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Hầu hết các mảng kinh doanh của Công ty đề giảm, trong đó mảng xây lắp giảm 5%, bất động sản đầu tư giảm 66%, cho thuê và thanh lý thiết bị xây dựng giảm 34%.

Giá vốn của Ricons giảm mạnh, theo đó lợi nhuận gộp Ricons thu về 58 tỷ đồng, tăng 38%, tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 3,6%.

Hoạt động tài chính của suy giảm, trong khi các chi phí hoạt động tăng. Khấu trừ các chi phí, Ricons lãi sau thuế 14,3 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của Ricons đạt 7.466 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Các khoản phải thu chiếm 56,7% tổng tài sản, đạt 4.235 tỷ đồng, tăng 2,3%. Trong đó, Ricons vẫn ghi nhận khoản phải thu với Coteccons trị giá 322,5 tỷ đồng. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đạt 250 tỷ đồng.

Ricons suy giảm hầu hết các lĩnh vực trong Q1/2024, vẫn ghi nhận phải thu 322,5 tỷ với Coteccons, Sân bay Long Thành chiếm bao nhiêu trong hàng tồn kho?- Ảnh 1.

Hàng tồn kho trong quý giảm 31% còn 520 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng tài sản, là chi phí xây dựng dở dang tại các dự án: sân bay Long Thành (154 tỷ đồng), Kim Chung – Di Trạch (65 tỷ đồng), nhà kho SLP Park Xuyên Á (87 tỷ đồng).

Được biết, sân bay Long Thành là gói thầu lớn và cũng là tâm điểm của mảng thầu xây dựng năm qua. Trong đó, liên danh Vietur gồm có: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Ictas, Ricons, Newtecons, SOL E&C, CTCP kết cấu ATAD, Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP, CTCP HAWEE cơ điện, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP đã trúng thầu giá trúng thầu là 27.814 tỷ đồng và 338.849.804 USD. Thời gian thực hiện hợp đồng là 1170 ngày (tương đương 39 tháng).

Ngoài dự án sân bay Long Thành, hiện Ricons đang là nhà thầu thi công tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Ricons suy giảm hầu hết các lĩnh vực trong Q1/2024, vẫn ghi nhận phải thu 322,5 tỷ với Coteccons, Sân bay Long Thành chiếm bao nhiêu trong hàng tồn kho?- Ảnh 2.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của Ricons tại ngày 31/3/2024 đạt 4.993 tỷ đồng, giảm 7,6% so với đầu năm. Nợ vay tương đối thấp với 44 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 2.472 tỷ đồng.

Riêng Ricons năm 2023 đóng góp 7.575 tỷ doanh thu - giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu giảm kết hợp với việc phải trích lập dự phòng, Ricons báo lãi ròng năm 2023 đạt 79 tỷ đồng đây là mức lãi thấp nhất trong vòng 9 năm qua.

Trên bảng báo cáo quý cuối năm 2023, Ricons có 851 nhân sự, con số này đã giảm 184 người so với đầu năm.

Khi ông Nguyễn Bá Dương rời Coteccons vào tháng 10/2020, Ricons đã tuyên bố tách rời hệ sinh thái và hoạt động độc lập, thay đổi hướng đi. Doanh nghiệp này tự phát triển hệ sinh thái riêng có tên Ricons Group với nhiều mảng kinh doanh khác nhau.

Hiện Chủ tịch HĐQT Ricons là ông Nguyễn Sỹ Công, còn Tổng giám đốc là ông Trần Quang Quân, cả hai đều là những lãnh đạo cấp cao cũ của Coteccons.

Trong khi Ricons nhận định năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm với những khó khăn chung của thị trường ngành xây dựng và bất động sản, thì ở phía đối thủ lại CotecCons lại đang theo chiều hướng tíc cực sau một thời gian đi xuống.

-------------------------

Cụ thể kới đây, Coteccons thông qua việc thay đổi kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính 2024, với kế hoạch doanh thu hợp nhất được nâng từ 17,793 tỷ đồng lên 20,000-20,500 tỷ đồng, tương ứng tăng từ 12-15%. Chỉ tiêu lãi sau thuế được nâng lên mức từ 288-296 tỷ đồng, tăng từ 5-8%.

So với kế hoạch mới, ông lớn xây dựng Coteccons thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và 81-84% chỉ tiêu lãi sau thuế sau 9 tháng.

CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) công bố BCTC hợp nhất quý 3 niên độ 2024 (từ 01/01-31/03/2024) với doanh thu thuần đạt gần 4,666 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Phần lớn đến từ doanh thu hợp đồng xây dựng gần 4,659 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ.

Nguồn: CTD

Sau khi khấu trừ giá vốn, lãi gộp đạt gần 221 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp cũng tăng vọt từ 2% lên 5%, do các dự án được cải thiện đáng kể. Trong khi đó, doanh thu tài chính giảm phân nửa còn gần 42 tỷ đồng.

Hầu hết chi phí trong kỳ đều giảm, ngoại trừ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 150%, lên gần 181 tỷ đồng. Trong đó, CTD phải trích dự phòng hơn 94 tỷ đồng trong quý 3, nếu không tính phần dự phòng này thì chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ còn tăng 45%.

Đáng chú ý, khoản lợi nhuận khác của CTD tăng đột biến lên gần 66 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 1 tỷ đồng. Theo thuyết minh, khoản lợi nhuận khác chủ yếu là thu lãi từ giao dịch mua rẻ hơn 58 tỷ đồng.

Nguồn: CTD

Qua đó, Coteccons lãi ròng gần 105 tỷ đồng, gấp 4.75 lần so với cùng kỳ. Kết quả này cũng đưa CTD trở lại mốc lãi trăm tỷ đồng/quý kể từ quý 3/2020 (tức sau 14 quý).

Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản CTD gần 20,933 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Phần lớn nằm ở dạng tài sản ngắn hạn với hơn 18,590 tỷ đồng, giảm 7% và chiếm 89% tổng tài sản. Trong đó, khoản lớn nhất là phải thu ngắn hạn khách hàng hơn 11,233 tỷ đồng (CTD đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi hơn 1.35 tỷ đồng) và tiền gửi tại ngân hàng hơn 3 ngàn tỷ đồng.

Hàng tồn kho ở mức 2,924 tỷ đồng, giảm 7%. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 136 tỷ đồng, tăng 316%, tập trung tại dự án bất động sản Gem Sky World (Đồng Nai) gần 87 tỷ đồng, dự án công trình nhà máy Mỹ Phước 3 hơn 14 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, Coteccons có nợ phải trả hơn 12,413 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu kỳ. Đáng chú ý, CTD đang nợ vay nợ tài chính cả ngắn và dài hạn hơn 1,500 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu kỳ và chiếm 12% tổng nợ của Doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/03/2024, số lượng nhân viên của Coteccons là 2,182 nhân sự, tăng 197 người so với thời điểm 30/06/2023.