Khi anh vừa giàu vừa đẹp trai, anh có thể đứng ở vị thế thiết lập cuộc chơi... Anh không chỉ bán cafe, anh còn là một ngân hàng hơi bị quy mô và cũng là chuỗi F&B tiên phong trong lĩnh vực crypto luôn...

1. Quy mô: Từ năm 2000 đến năm 2007, Starbucks gần như phủ khắp thế giới, với tốc độ "kinh hoàng" - mở 1.500 cửa hàng mới mỗi năm. Hiện tại với hơn 34.000 cửa hàng trên toàn cầu, Starbucks đang là chuỗi cà phê lớn nhất thế giới.

2. Starbucks Rewards: Khách hàng của Starbucks đã quá quen thuộc với chương trình khách hàng thân thiết có tên Starbucks Rewards. Khách hàng dễ dàng nạp tiền vào tài khoản Starbucks Rewards thông qua thẻ tín dụng hoặc thẻ quà tặng Starbucks.

3. Huy động tiền: Số tiền trả trước trong ứng dụng sẽ được đổi thành sản phẩm Starbucks và nhận lại điểm thưởng (còn gọi là Stars), và các "ngôi sao" này được dùng để đổi lấy đồ ăn, thức uống miễn phí hoặc giảm giá trên các đơn hàng Starbucks tiếp theo.

4. Vũ khí giữ khách: Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của Starbucks, chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có 27,4 triệu thành viên Starbucks Rewards đang hoạt động. Con số này gần gấp đôi so với 14,2 triệu thành viên vào cuối năm 2017. Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của Starbucks, chỉ riêng tại Mỹ đã có 27,4 triệu thành viên Starbucks Rewards đang hoạt động. Con số này gần gấp đôi so với 14,2 triệu thành viên vào cuối năm 2017.

5. Chi tiêu của khách hàng Rewards: Starbucks tiết lộ trong một thông báo năm 2016 rằng các thành viên Starbucks Rewards chi tiêu nhiều gấp ba lần so với những khách hàng thông thường. Tua nhanh đến năm 2022, không có gì ngạc nhiên khi doanh thu Starbucks Rewards hiện chiếm 53% doanh thu tại các cửa hàng Hoa Kỳ.

6. “Ngân hàng” lãi suất 0%: Dựa vào danh tiếng và sự phổ biến của Starbucks, khách hàng không ngại trữ tiền trong tài khoản Starbucks, vì họ luôn sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào. Trên thực tế, trong báo cáo quý 3 năm 2022, Starbucks công khai 1,7 tỷ USD được trữ trong các tài khoản Starbucks Rewards. Ngân hàng cần phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, còn Starbucks thì không, và hội "nghiện" Starbucks đã cung cấp cho công ty 1,7 tỷ USD với lãi suất 0%.

7. Tiền mặt khủng: Starbucks đã thu một lượng lớn tiền mặt từ thông qua Starbucks Rewards. Điều thú vị là số tiền này còn lớn hơn lượng tiền mặt mà nhiều ngân hàng đang nắm giữ. Năm 2016, Starbucks nắm giữ hơn 1,2 tỷ USD tiền gửi của khách hàng, cao hơn các ngân hàng như Customer Bank với 0,78 tỷ USD và Green Dot Bank với 0,56 tỷ USD.

8. Tiền “quên”: 10% số tiền trong Starbucks Rewards sẽ bị lãng quên hoặc không bao giờ được sử dụng. Trong các báo cáo tài chính năm 2017 đến 2019, chuỗi cà phê này đã ghi nhận khoản thu từ số tiền gửi bị lãng quên của khách hàng lần lượt là 104,6 triệu USD, 155,9 triệu USD và 125 triệu USD.

9. Đảm bảo doanh thu: Khách hàng có thể rút tiền từ ngân hàng vào bất cứ lúc nào, nhưng thành viên Starbucks Rewards chỉ có thể "rút cà phê". Mô hình nãy sẽ "chiếm dụng" được phần tiền mà khách hàng chuyển vào, mang lại doanh thu đảm bảo cho Starbucks.

10. Bài toán tài chính: Starbucks hoàn toàn có thể cho vay để kiếm thu nhập từ lãi suất, đầu tư dài hạn hoặc thậm chí mở rộng hệ thống thanh toán di động… Starbucks là một ngân hàng không được kiểm soát, không phải là một công ty cà phê đơn thuần

11. Công ty Fintech: Starbucks đã thâm nhập vào lĩnh vực thanh toán di động bằng việc hợp tác với Square. Với thương vụ này, Starbucks cho phép khách hàng tìm hiểu các cửa hàng trong khu vực, xem chi tiết thực đơn, kiểm tra giờ mở cửa và xem lịch sử giao dịch, tất cả đều thông qua điện thoại. Đến tháng 8/2012, Starbucks đầu tư 25 triệu USD vào Square, đưa Square trở thành đơn vị độc quyền chuyên xử lý thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cho hơn 7.000 cửa hàng ở Mỹ.

12. Tiền điện tử: Starbucks còn lấn sân sang tiền điện tử khi hợp tác với Microsoft. Đến 2021, người dùng Mỹ đã chính thức được thanh toán bằng Bitcoin trong các cửa hàng Starbucks thông qua ví Bakkt. Đây là cách để Starbuck mở rộng thị trường, thúc đẩy thương hiệu đối với những người đam mê tiền điện tử.

13. Tại Việt Nam: Starbucks tại Việt Nam quy mô có hơn 100 điểm bán, thua nhiều chuỗi khác về số lượng, anyway, “chất lượng hơn số lượng” là chuẩn không cần chỉnh ở case của Starbucks

14. TOM Phân khúc cao: Ở phân khúc cao cấp, Starbucks là chuỗi vô đối, Top of Mind, không có số 2 theo đuổi luôn. Các chuỗi khác phần lớn đánh ở phân khúc giá thấp hơn Starbucks, đặc biệt là mức trung cao hoặc bình dân. Một số brand “tuyên chiến” với Starbucks nhưng thực là là đánh ở phân khúc dưới to be true…

15. Biên lợi nhuận: Bởi chiếm lĩnh được phân khúc cao nên Starbucks có mức biên lợi nhuận ngon hơn hẳn các brand khác. Một số brand mở rộng quá mức và không bán được giá cao nên vẫn phải bù lỗ và trông chờ vào sự tăng trưởng của tổng biz chứ không phải lãi thuần từ kinh doanh, which is cũng là một cách, nhưng được như Starbucks thì tốt hơn nhiều

16. Cách mở rộng: Vì đi vào phân khúc cao nên Starbucks sẽ không thể nào mở cửa hàng một cách ồ ạt được. Anyway cách mở rộng của Starbucks theo quan sát của mình khá hay, đó là họ hay mở theo cụm. Kiểu như sau khi khảo sát được một khu vực địa lý có đủ tiềm năng để mở, họ sẽ mở tầm 3 quán, vừa tương hỗ về mặt vận hành, mà khách hàng tại khu vực đó cũng cảm thấy mật độ Starbucks cũng very kinh phết…

Mở rộng không ồ ạt nhưng chậm mà chắc, chất lượng dịch vụ đồng đều, trải nghiệm khách hàng tốt và lãi trên từng điểm bán, đúng là cách đi của nhất đại tông sư trong làng F&B… Giờ thêm quả không tiền mặt này nữa thì kiểm soát không rơi đi đâu 1 xu... Quá dã man luôn anh Starbucks