Ai cũng kêu không có tiền nhưng ai cũng mua sắm rầm rầm bất kể ngày đêm.

Ai cũng kêu giá nhà cao nhưng mua bán, ký kết liên tục.

Tiền trong dân không phải nhiều mà là quá nhiều!!!

Một số người băn khoăn là Temu vào Việt Nam có phát triển không hay xịt? Rồi dự đoán nó chỉ là 1 game theo trends, ba bảy 21 ngày là giải tán.

Nhưng mình không cho là như vậy, cơ sở ở đâu à? Thì đây: Làm gì có ông nào như ông Việt Nam, bỏ ra 9,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm để mua hàng trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến (theo dữ liệu từ Metric). Hết tiền mà vậy à?

temu-vao-viet-nam-co-phat-trien-khong-hay-xit-1730271097.jpeg

Năm ngoái, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD - đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Temu đang bị rào cản về thanh toán (chỉ nhận tiền trả trước, không cho shipcod) nhưng khắc phục cái này dễ, chỉ cần vài tháng nữa là xong (hoặc là nhanh hơn nữa).

Trước kia, Shopee vào Việt Nam cũng bị đánh giá đủ thứ, bản thân mình khi đó đang xài Tiki cho rằng ông Shopee này chỉ đáng là cái chợ cóc. Giờ nó là số 1.

Ngoài ra, Temu còn có rất nhiều game, biến mua sắm trở thành 1 trò chơi, liên tục bơm dopamine liều cao cho người mua sắm- vốn là những con n-g-h-i-ệ-n dopamine đích thực.

Mình cho rằng Temu vào tốt hơn, vì càng có nhiều nền tảng, càng phải cạnh tranh với nhau và người tiêu dùng càng có lợi.

Nên tin mình đi, với cách ti-ê-u tiền của người Việt, với truyền thống lâu đời của cha ông: kêu cứ kêu, tiền vẫn tiêu, thì đảm bảo, Temu hay Tameo gì nữa, miễn là có chỗ đ-ố-t tiền, thì đều thành công cả thôi!

#Temu #thuongmaidientu #shopee #tiki

Theo FB Nguyễn Quyết