Hôm qua có bạn founder trong nhóm FFP100 hỏi về việc Temu tấn công thị trường Vietnam thì nhờ mình nhận định và phân tích dưới góc nhìn và quan điểm của mình.
Event này là 01 event nội bộ dành cho các bạn học viên đã từng học tài chính và vận hành tại Equitix và theo thường lệ, nội dung không chia sẻ ra bên ngoài như 01 đặc quyền của anh/chị em.
Các nội dung đó sẽ được chia sẻ sau 1 – 3 quý kể từ khi chia sẻ nội bộ để giúp cho founders ứng biến nhanh với tình hình kinh doanh của DN mình với biến động thị trường tài chính và vĩ mô tác động như thế nào (phù hợp với quy mô) để mình yên lòng 1 chút mà phát triển kinh doanh, tránh nhỏ quá cũng lo lắng khi đọc thông tin; tránh lớn quá bàng quang khi tiếp nhận thông tin mà không ứng phó kịp thời với hiện trạng của mình.
Nay viết và chia sẻ 01 phần nội dung public trước để giúp ích cho các anh em founders khác đặc biệt trong bối cảnh Temu tấn công đe doạ thị trường thương mại trong nước ở Vietnam.

1. Năm 2018, 2019 mình đã từng dự báo với các học viên đang thương mại sản phẩm của mình trên Shopee, Lazada, làm dịch vụ đào tạo huấn luyện chủ shop và các nền tảng platform khác rằng hiệu quả KD tạm thời của các bạn không bền vững vì bản chất tiền mà các bạn đang làm ăn và có lãi từ nền tảng hay dịch vụ ăn theo có được từ chiến lược cạnh tranh giá và giao dục thị trường từ platform: Các CTKM, voucher, giảm giá là tiền từ vốn chủ sở hữu của các NDT, cổ đông đổ xuống cho nền tảng để kích thích việc mua hàng và thương mại từ users.
Trong một mối quan hệ cộng tác mà có người ăn còn nền tảng thì lỗ thì bản chất sẽ không bao giờ diễn ra lâu dài vì mối quan hệ này không bền vững.
2. Điều này giúp các nhà bán hàng kinh doanh và kiếm tiền kha khá trong nhiều năm trở lại đây nhưng chúng không phải là 01 kết quả có thể kéo dài vì các sellers ở Vietnam đa phần không có một lợi thế cạnh tranh nào cụ thể và hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng trung gian cũng như nguồn hàng của mình.
3. Trong các lớp chia sẻ về tài chính và chiến lược cạnh tranh, có 03 phương thức cạnh tranh chính mà founder cần trăn trở để xây dựng cơ đồ của mình.
a) Khác biệt hoá: Khác biệt về tính năng, công năng, phương pháp, giá trị mang đến cho khách hàng mà bên khác rất khó sao chép hoặc bắt chước
b) Chi phí thấp (Cost leadership): Không phải cạnh tranh giá rẻ mà tối ưu tốt hơn về chi phí đầu vào: Giá vốn, lãi gộp hoặc năng lực quản lý vận hành ở quy mô lớn.
Phá vỡ cấu trúc chi phí thông thường nhờ công nghệ cũng là 1 khía cạnh.
c) Cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh và thiết kế hệ thống kinh doanh để tạo ra một dải giá trị cung ứng cho khách hàng (Value proposition) rất khó cạnh tranh và bắt chước bằng quan sát bên ngoài của đối thủ cạnh tranh hoặc cần thời gian và nhiều yếu tố cùng xuất hiện cùng lúc trong DN thì mới có thể làm được.
Đa phần cả 03 yếu tố trên sellers Vietnam đều không có, không quan tâm, dễ và thích FOMO với những gì dễ làm, theo trend, dễ học và ra tiền ngay.
4. Nên bản chất cuộc tấn công của TEMU không có gì mới, chỉ làm rõ thêm quan điểm rằng năng lực cạnh tranh của các nhà bán hàng nội địa Vietnam vốn chưa thể cạnh tranh và sau 01 thời gian, các anh em thuần thương mại xây dựng được thương hiệu thành công và dịch chuyển tự chủ chuỗi cung ứng cho mình thì vẫn sống tốt (ở 01 quy mô nhỏ vừa nhất định), còn các anh em kiếm tiền dễ nhưng không chuyển đổi thì giờ sẽ có 01 thách thức nền tảng cạn tàu ráo máng khi chiến dịch giáo dục thị trường Vietnam trong 1 thập kỷ qua đã có dấu hiệu và hồi kết.
Sau khi điều chỉnh cơ cấu phí sàn để đưa KQKD của platform về trạng thái có tín hiệu có lãi + áp lực từ cơ quan quản lý thị trường và thuế; các DN và hộ KD cá thể có xu hướng đủ quy mô sẽ thành lập công ty chuẩn hoá hơn về hoá đơn đầu vào và đầu ra để tạo nên tính cạnh tranh công bằng hơn cho các DN khác ở trong nước sau suốt 1 thập kỷ thả nổi tự do.
5. Trung Quốc với 1,4 tỷ dân số đứng nhìn Vietnam với quy mô chỉ bằng 1 tỉnh ở TQ. Họ ở quy mô và điều kiện kinh tế để có thể xây dựng những know – how về thương mại điện tử mà theo mình chỉ người trong cuộc của các nền tảng đủ lớn mới đủ hiểu các vấn đề về tối ưu know – how để thực hiện chiến lược cost leadership (Chi phí thấp) của họ.
Những hiện tượng bên ngoài ai cũng thấy: Affiliate, giảm giá, khuyến mãi, giao hàng nhanh, để kho ở sát biên để tối ưu (v.v) … chỉ là hiện tượng, không phải know – how và khi chúng ta chỉ follow hiện tượng, nghĩa là chúng ta đặt số phận DN mình vào động thái của nền tảng. Chắc chắn sẽ luôn luôn và mãi mãi theo sau họ.
6. Shopee công bố có lãi năm 2022 với 3000 tỷ và kéo ½ lỗ luỹ kế giảm xuống, tuy vậy về cơ bản vẫn là đang lỗ luỹ kế, chưa có lời.
Cũng chả có ai cung cấp được nguồn báo cáo tài chính để thẩm định lỗ/lãi như bài báo này nhận định: Link 1 (Dưới comment)
Cơ bản theo mình thị trường Vietnam vẫn chưa có nền tảng có lời và tiền lời của các nhà bán hàng có lời bản chất là tiền của các Equity Holders (Chủ sở hữu) đẩy xuống để phục vụ kích thích và giáo dục thị trường thương mại điện tử trong 1 thập kỷ qua mà thôi.
7. Chả có gì quá buồn, vì mình chỉ quay về bản chất vấn đề và được hưởng với đúng những gì mình có. Vì lúc mình kiếm được tiền thì số đông đâu có nghĩ phức tạp và nghĩ xa xôi xem mình sẽ làm gì để duy trì vị thế đâu nè.
Nay miếng cơm bị đe doạ thì xoay sở đâu có kịp.
Một hệ thống muốn được xây dựng phải tích luỹ từ nhiều năm. Nhiều anh chị em tới hú mình nhờ giải quyết cho họ, mình lắc đầu vì họ không đủ kiên nhẫn để học bài bản, mà bây giờ tâm trí cũng không đủ thời gian để suy nghĩ 01 cách chỉn chu và bắt đầu từ đâu vì đang bận điều chỉnh giá để cạnh tranh với bên khác cũng phá giá sản phẩm tương tự trong ngành hàng của mình.
Cũng không khác gì đi lệnh mạo hiểm chứng khoán và crypto mà mình không đủ thông tin cả.
Cho dù giờ các nhà bán hàng nội địa muốn xoay sở thì con người, tài chính, nội lực và know – how, tâm thế từ chính trong các nhà bán hàng cũng rất khó để xoay trở trong 01 thời gian ngắn hạn.
8. Trung Quốc sau hơn nhiều thập kỷ qua phá giá đồng nhân dân Tệ để khuyến khích ngoại tệ từ phương Tây đầu tư vào Truong Quốc để làm giàu.
Nay GDP đầu người của Truong Quốc đã bắt đầu cao và gián tiếp làm chi phí sản xuất kém cạnh tranh. Ở các khu CN và sản xuất TQ chỉ còn là các công nhân lớn tuổi; còn các khu CN khác (ngành nghề khác) sẽ có xu hướng tự động hoá và loại bỏ bớt con người để tối ưu giá thành và chi phí sản xuất.
Trung Quốc đang có xu hướng tập trung vào chế tạo và sản xuất tự động hoá, tập trung và các mặt hàng và sản phẩm giá trị cao: công nghiệp, oto, máy bay, hạ tầng…
Và loại bỏ dần các mặt hàng có giá trị thấp, tốn sức lao động thủ công và nhường cho các quốc gia khác làm, trong đó có Vietnam: gia dụng, phụ kiện, túi xách, thời trang, thiết bị điện tử …
Cho dù GDP đầu người cao, sản lượng đủ lớn từ Trung Quốc, giá thành tốt vẫn là thế mạnh từ anh bạn láng giếng này.
9. Tuy vậy, TQ đang khủng hoảng thừa hàng hoá.
Khác với lạm phát là sự mất giá của đồng tiền.
Xưa mua tô phở nằm 2019, 50,000/1 bát 5 miếng thịt bò.
Giờ tô phở vẫn 50,000 nhưng chỉ còn 2 miếng thịt bò.
Giảm phát ngược lại với lạm phát đó là sự giảm giá chung của hàng hoá.
Mỹ đánh thuế Trung Quốc làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc vào thị trường Mỹ.
Lượng hàng hoá thừa khủng khiếp tới từ đất nước tỉ dân cần các thị trường khác để tiêu thụ vì hàng hoá nhiều, dẫn tới giảm phát.
Nguyên nhân giảm phát:
Cung tiền trong thị trường giảm kéo giá trị đồng tiền tăng lên. Khi giá trị 1 đồng tăng cao hơn, giá cả hàng hóa cũng bị kéo xuống. Người dân có xu hướng giữ tiền tiết kiệm hơn là chi tiêu. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giảm sút dẫn tới hiện tượng giảm phát.
Tổng cầu sụt giảm: Người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và chính phủ thường có động thái tăng lãi suất để thắt chặt chính sách tiền tệ.
Dẫn tới năng suất lao động tăng (cắt giảm chi phí, ứng dụng công nghệ, AI…): Như 01 yếu tố sống còn của DN.
Giảm giá liên tục từ các sàn thương mại điện tử: Kích thích người tiêu dùng trong một thời gian dài dẫn tới giảm phát.
Chính vì điều đó, Temu vào Vietnam chỉ là 01 hiện tượng, nhưng sẽ là sự tràn vào của hàng hoá TQ dẫn tới thị trường nội địa và thách thức sức đề kháng và chống chịu của các DN Viet nhỏ lẻ nội địa mỏng vốn và mỏng nội lực trong ngắn hạn.
Mình đã dự đoán từ 19.08.2023: Link 2 (Dưới comment)
10. Chính phủ sau thời gian tăng trưởng nóng 1993 – Nay, giờ xu hướng sẽ tập trung chuyên môn hoá và khuyến khích DN Vietnam phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà Vitenam có thế mạnh.
Equitix team tụi tui cũng từ lâu định hướng trong các ngành mà Vietnam có thế mạnh và làm chủ được vùng nguyên vật liệu:
a) FnB
b) Y tế
c) Bán lẻ, thương hiệu và làm chủ khách hàng tiêu dùng cuối
d) Giáo dục
e) Tài chính
f) Du lịch
g) Logistic và chuỗi cung ứng
Dẫn chứng: Link 3 (Dưới comment)
Để thấy rầng đầu tư và đưa tiền vào những ngành mình không có thế mạnh rất dễ bị đá bay ra và chúng ta luôn nơm nớp lo sợ khi làm việc và tồn tại vì chính bàn tay và DN mình chả nắm được gì trong tay cả ngoài 1 chút FOMO đơn hàng trong nhiều năm qua.
a) Sân chơi, nền tảng: Không
b) Khách hàng: Không
c) Vận tải: Không
d) Lợi thế cạnh tranh: Không
e) Công nghệ: Không
f) Tư liệu và bí kíp sản xuất: Không
11. Sự tấn công Temu là 01 điều tốt để có sự điều chỉnh nền kinh tế và thanh lọc bắt đầu để các founder/doanh chủ Vietnam tập trung và suy nghĩ 01 cách nghiêm túc về năng lực cạnh tranh của mình ngoài việc chỉ tập trung performance ngắn hạn, mặc dù cơm áo gạo tiền cũng quan trọng. Hi hi
12. Vietnam sẽ vẫn hưởng lợi khi TQ có xu hướng nhường Vietnam sản xuất các ngành nghề thủ công và dịch chuyển cơ ngơi sản xuất sang Vietnam nhưng đó là trong trung hạn, không phải ngắn hạn.
Vietnam GDP: 500 tỷ USD
Trung Quốc GDP: 29,629 tỷ USD
TQ nhường Vietnam: 1000 tỷ USD chắc cũng ổn ha.
13. Anh em nên học bài bản về (a) tài chính và (b) vận hành ở Equitix vì 2025 trở đi mình phải sống bằng nội lực, kiến thức, trải nghiệm chứ xu hướng giai đoạn sắp tới, Vietnam mình tập trung tăng trưởng bền vững và loại bỏ thanh lọc thị trường để đưa nền kinh tế trở nên công bằng và dễ điều tiết hơn.
Học hành bài bản mới tồn tại được trong thị trường nhen.
14. Anh em nào có niềm tin vào giá trị thật, học hành căn cơ và bài bản sẽ có nhiều đất diễn trong tương lai sau khi trải qua 10 – 20 năm khởi nghiệp cạnh tranh không công bằng từ hàng hoá không rõ nguồn gốc, đầu vào không rõ nguồn gốc và cạnh tranh giá không lành mạnh diễn ra xuyên suốt tất cả ngành hàng ở Vietnam.
15. Doanh số ở nền tảng thứ 3 vẫn quan trọng nhưng đừng để đó chính là kênh bán hàng trọng điểm chiếm hơn 70% doanh số của công ty bạn, nhen.
16. Phản ứng ra sao: Các DN tập trung vào giá trị của mình mang lại và gia tăng mối quan hệ với khách hàng.
Tập trung vào giá trị, chứ đừng chỉ tập trung vào giá.
Vì một ông lớn không thể ăn hết tất cả thị trường.
Làm lớn mới khó, làm nhỏ vẫn luôn luôn có chỗ và đất diễn nếu kiểm soát tốt chi phí và tập trung chất lượng, dịch vụ tốt tới khách hàng của mình và duy trì chúng trong một thị trường và nhóm khách hàng nhỏ.
17. Đôi khi chúng ta không cạnh tranh được là do chúng ta vốn không có lợi thế gì, chứ không phải do TEMU tấn công thị trường Vietnam hay không.
18. Quản lý thị trường: Hi vọng chính phủ điều tiết tốt để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa trong nước vốn có sức đề kháng chưa đủ mạnh (vốn, con người, năng lực cạnh tranh...) với sự tấn công của nước ngoài.
Hi vọng 18 góc nhìn này sẽ giúp anh em có thêm giá trị và bản thân phản ứng nhanh với thời cuộc, cũng như củng cố niềm tin của bản thân mình, từ đó kết giao và học hỏi để duy trì năng lực bền vững hơn trong tương lai.
FFP100 (Founder Forum Private 100) chào đón founders mong muốn thay đổi và thích ứng nhanh với thời cuộc.
Chủ nhật tốt lành.
* Share không cần hỏi.