Tập đoàn Sao Mai có địa chỉ ở số 326 Hùng Vương, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1988, công ty liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang là tiền thân của Tập đoàn Sao Mai được thành lập. Đến năm 1997, các cán bộ chủ chốt đã tách ra thành lập công ty cổ phần Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang theo xu hướng mở cửa hội nhập của nền kinh tế lúc bấy giờ. Tập đoàn Sao Mai ban đầu chỉ có nhân sự khoảng dưới 50 người, đây cũng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp này cũng chỉ 905 triệu đồng sau đó tăng lên vài tỷ đồng hiện tại đã là 3.365.267.520.000 đồng, hoạt động chủ yếu là thi công xây lắp công trình tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ rồi phát triển mở rộng lên Tây Nguyên.
Hiện tại, Sao Mai cũng mở rộng kinh doanh ở các tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Cổ phiếu của Tập đoàn Sao Mai đã chính thức được giao dịch trên sàn HOSE vào ngày 18/01/2010. Với thế mạnh kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và thủy sản, Tập đoàn Sao Mai hiện tại đã đang sở hữu quỹ đất lớn hơn 200 ha, tương đương 1.000 tỷ đồng đã thực hiện xong thủ tục giải tỏa đền bù. Ở mảng thủy sảng, các sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới hơn 50 khách hàng trên thế giới thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Đa quốc gia IDI (Mã IDI). Trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, IDI được xếp vị trí thứ 9. Bên cạnh đó, nhà máy của IDI cũng được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay và hầu hết đều mới 100%, được nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ đảm bảo hàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao. Nhà máy này có công suất chế biến lên đến 600 tấn nguyên liệu/ngày. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi năm của công ty đạt 15%/năm.
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Sao Mai. Ảnh Vietnambiz
Quý cuối năm 2022, CTCP Tập đoàn Sao Mai (Mã chứng khoán ASM - sàn HOSE) đã ghi nhận doanh thu đạt 3.184,2 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm 63,5%, đạt 65,69 tỷ đồng. Được biết nguyên nhân chủ yếu do hụt doanh thu tài chính và chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,5% về còn 10,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp của Tập đoàn Sao Mai giảm 1,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 6,6 tỷ đồng về 333 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 12,4%, tương ứng giảm 7,91 tỷ đồng về 55,91 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 87,5%, tương ứng tăng thêm 84,6 tỷ đồng lên 181,32 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 38%, tương ứng tăng thêm 39,19 tỷ đồng lên 142,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Luỹ kế trong năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 13.749,2 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 963,3 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ.
Năm ngoái, Tập đoàn Sao Mai đã đặt kế hoạch doanh thu thuần 14.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.630 tỷ đồng. Kết thúc năm 2022 với lợi nhuận ghi nhận 963,3 tỷ đồng cho thấy công ty đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm và chỉ đạt 59,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Cơ cấu lợi nhuận gộp của Sao Mai trong quý I/2023. (Nguồn: BCTC)
Năm nay, Tập đoàn Sao Mai đã đặt kế hoạch kinh doanh là doanh thu tăng 10,9% so với cùng kỳ, tương ứng kỳ vọng đạt 15.250 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 545 tỷ đồng, giảm 43,4% so với thực hiện trong năm 2022.
Tính tới thời điểm ngày 31/3/2023, tổng tài sản của doanh nghiệp này đã tăng 1,9% so với đầu năm, lên 19.442,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Tập đoàn Sao Mai đã tăng 2,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 226,9 tỷ đồng, lên 10.047,3 tỷ đồng và bằng 126,8% vốn chủ hữu, tính đến cuối quý I/2023. Trong đó bao gồm 5.610,9 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 4.436,4 tỷ đồng nợ vay dài hạn.