Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 với doanh thu thuần sụt giảm gần một nửa so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2.550 tỷ đồng. Được biết, đây là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp này không đạt kế hoạch kinh doanh đề ra đầu mỗi năm, dù lãi hơn 2,2 tỷ đồng mỗi ngày. Vợ chồng đại gia Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình đã gây dựng nên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú như thế nào?
Theo thông tin từ website của doanh nghiệp này, hiện tại sản phẩm của Minh Phú đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10,000 tỷ VNĐ mỗi năm, là tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới.
Với địa chỉ trụ sở chính được đặt tại Khu công nghiệp phường 8, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau và do ông Lê Văn Quang đại diện theo pháp luật của công ty.
Minh Phú còn được gọi bằng một cái tên khác là "Vua tôm" Minh Phú. Năm 1992, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được thành lập với số vốn ít ỏi chỉ 100 triệu đồng. Đây là sự kết hợp khởi nghiệp giữa ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình sau khi lấy nhau.
Ông Lê Văn Quang sinh ngày 28/10/2958, hiện tại là Tổng giám đốc công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Ông từng là cán bộ kỹ thuật thủy sản làm trong doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên đến năm 1988 ông đã rẽ hướng sang làm đại lý thu mua tôm cho một doanh nghiệp tư nhân.
Điểm khởi sắc của doanh nghiệp này là sau 24 năm xây dựng và phát triển Minh Phú đã trở thành Tập đoàn Thủy sản mạnh với mức vốn hóa gần 10.000 tỷ USD. Năm 2015, Minh Phú được Tạp chí thủy sản UnderCurrent News xếp hạng cao nhất trong số các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trên toàn thế giới. Liên tiếp trong hai năm 2014 và 2015, Minh Phú được tạp chí thủy sản Intrafish bầu chọn nằm trong top 50 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất thế giới.
Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Dưới sự chi phối và quản lý của ông Lê Văn Quang và nữ đại gia Chu Thị Bình, Tập đoàn Minh Phú đã tăng vốn liên tục, lên 90 tỷ đồng, 180 tỷ đồng, 600 tỷ, 700 tỷ và đến nay là 2.000 tỷ đồng. Trong nhiều năm trở lại đây, bà Chu Thị Bình luôn có mặt và là người luôn kề vai sát cánh với chồng ông Lê Văn Quang trong các cuộc họp của công ty. Các vấn đề liên quan đến tài chính tại công ty đều được bà xem xét và tính toán. Bà cũng từng là "nữ hoàng" chứng khoán đầu tiên của Việt Nam, với khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bà Chu Thị Bình đã vào Nam lập nghiệp với công việc đầu tiên là thu mua tôm, sau đó bà vào xí nghiệp đông lạnh Cà Mau làm nhân viên kế toán. Bà đã gặp ông Quang trong thời điểm đó. Tính đến năm 2018, khối tài sản bà Bình sở hữu đã lên đến 1.700 tỷ đồng.
Bốn người con gái của ông Quang và bà Bình đều sở hữu hằng trăm tỷ đồng tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
Từ năm 2017, Minh Phú đã quay trở lại sàn chứng khoán với mong muốn có thể quay lại thời hoàng kim. Dù được mệnh danh là 'vua' trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vẫn gây chú ý khi liên tiếp 6 năm không hoàn thành được kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất ăm 2022 vừa qua, cả doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp này đều tăng 2-3 chữ số, lãi ước tính 2,2 tỷ đồng/ngày, tuy vậy những con số này chỉ mới hoàn thành lần lượt 87% chỉ tiêu doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận.
Nhìn lại năm 2020, công ty đã có tổng tài sản đạt gần 7.455 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Cuối năm 2020, tại đại hội cổ đông thường niên Minh Phú đã đặt mục tiêu doanh thu 15.774 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.092 tỷ đồng. Đến năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 5,3% và 2,6% so với năm 2020, với doanh thu 13.608 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 656,5 tỷ đồng.
Với kỳ vọng trở thành công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và của thế giới, HĐQT công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Bằng các phương án như triển khai các dự án xây dựng các vùng nuôi tôm tập trung như tôm rừng, tôm quảng canh,... và phối hợp tích cực với Vụ Khoa Học và Công Nghệ của bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cùng các Viện nghiên cứu thủy sản để nghiên cứu tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa. Doanh nghiệp này cũng có mong muốn xây dựng các khu sản xuất tôm giống, thức ăn cho tôm giống, nhằm mục đích tăng sự thành công của việc nuôi tôm.