Là người được học tập và đào tạo khá chuyên sâu về lĩnh vực điện công nghiệp của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, doanh nhân Hồ Minh Hoàng đã nối bước gia đình - nhận chuyển giao và tiếp tục khá thành công trong công cuộc tái cơ cấu và ổn định công ty trong giai đoạn này.

tap-doan-deo-ca-1-1681746932.jpeg
Doanh nhân Hồ Minh Hoàng

Trong giai đoạn đầu mới thành lập, Công ty TNHH Hải Thạch (tiền thân của Tập đoàn Đèo Cả) đã khéo léo trong việc quản lý, cũng như mở rộng quan hệ với đối tác, thực hiện thành công các dự án trong xây dựng, ngành mộc và thi công điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên tạo uy tín. Đây cũng là bàn đạp cho những thành công sau này của Đèo Cả.

Công ty TNHH Hải Thạch chính thức được thành lập vào năm 2002, và ông Hồ Minh Hoàng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc công ty. Từ năm 2005, những công trình trong lĩnh vực xây dựng mà Hải Thạch làm được đã tạo nên dấu ấn đối với nhiều người như: hình ảnh cán cân công lý trên quốc lộ 1A, biểu tượng cá ngừ tại Khu đô thị mới Hưng Phú, hình ảnh Đôi cánh hy vọng trên đường Hùng Vương…

Năm 2009, có thể được xem là một năm có bước ngoặt quan trọng đối với Hải Thạch trong quá trình tái cơ cấu và phát triển, vốn có thế mạnh về thi công điện chiếu sáng, đã thử “lấn sân” sang lĩnh vực mới - triển khai dự án hầm đường bộ Đèo Cả với vai trò chủ đầu tư và nhà thầu thi công các dự án chính.

Từ mong muốn xây dựng doanh nghiệp thành một tập đoàn kinh tế lớn, Hải Thạch từng bước thành lập, liên kết, gắn kết các nhà đầu tư khác hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Năm 2014, Công ty TNHH Hải Thạch được đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Hải Thạch, số vốn đăng ký lên đến 1.500 tỷ đồng, với hơn 700 cán bộ quản lý và nhân viên.

Các thành viên thuộc Tập đoàn gồm: Công ty Cổ phần Hải Thạch BOT; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Hoàng Long; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng A2Z; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch; Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hải Thạch; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại Trung Hải; Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Vina S.F…

Năm 2015 - 2016, Tập đoàn Hải Thạch tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC). Đến cuối năm 2016, Tập đoàn SBRC chính thức ra mắt. Với sự thành công của công trình mang tính quốc gia: công trình Hầm đường bộ Đèo Cả.

Là doanh nghiệp đã được Bộ Giao thông vận tải tin tưởng giao thực hiện các dự án của hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2, tiếp tục thực hiện dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, được giao triển khai giải pháp thu phí không dừng ETC trên công nghệ RIFD…

Đến tháng 5/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC) chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Deoca Group) - tái cấu trúc để hiện thực hóa các chiến lược đầu tư kinh doanh trong quy mô khu vực và quốc tế.

tap-doan-deo-ca-2-1681746932.jpeg
Tập đoàn Đèo Cả và Tập đoàn Hưng Thịnh hợp tác cùng nghiên cứu quy hoạch tổng thể hạ tầng giao thông và phát triển đô thị trong cả nước
tap-doan-deo-ca-4-1681747106.jpeg
 Tập đoàn Đèo Cả hợp tác với Sinohydro nghiên cứu đề xuất Dự án giai đoạn 3 tuyến đường sắt đô thị số 2 TP.HCM 
tap-doan-deo-ca-3-1681747037.jpeg
Ông Đào Hồng Tuyển trao tặng ý tưởng, bản quyền dự án đại lộ ven sông Sài Gòn cho ông Hồ Minh Hoàng

Tập đoàn Đèo Cả hiện nay là công ty mẹ, bao gồm 20 công ty thành viên chia thành 5 khối ngành nghề như: Các ban chuyên môn; Khối hoạt động đầu tư; Khối kinh doanh của dự án;  Lĩnh vực kinh doanh và sản xuất.

Tính đến cuối năm 2022, Đèo Cả Group có 4 cổ đông chính. Trong đó, nắm 39,42% vốn cổ phần ông Hồ Minh Hoàng giữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả; CTCP Hải Thạch nắm 17,26% vốn cổ phần; Bà Võ Thùy Linh nắm giữ 6,12% vốn cổ phần; Công ty TNHH Đèo Cả Capital nắm giữ 5,175% vốn cổ phần; Phần còn lại chia cho các cổ đông khác.

Một số dự án đáng chú ý là: Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; Hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án hầm Bao Biển nối TP Hạ Long với TP Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh,...

Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 doanh thu thuần đạt hơn 4.184 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế gần 419 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hợp đồng xây lắp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa với 2.539 tỷ đồng chiếm 61% trong cơ cấu doanh thu của Đèo Cả, đứng thứ hai với 1.484 tỷ đồng là doanh thu trạm thu phí BOT chiếm 35% trong tổng doanh thu.

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của tập đoàn đạt 41.781 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn xấp xỉ 1.137 tỷ đồng. Tài sản cố định của Tập đoàn chiếm đến 69% trong tổng tài sản, xấp xỉ 28,972 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Đèo Cả năm 2022 xấp xỉ 29,787 tỷ đồng. Tổng nợ vay dài hạn là 21.378 tỷ đồng; dư nợ trái phiếu là 200 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi vay công ty phải trả trong năm 2022 vào khoảng 683 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Đèo Cả năm 2022 đạt được 8.720 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 268 tỷ đồng.