tan-a-dai-thanh-hien-thuc-hoa-khat-vong-22gia-toc-doanh-nhan22-20-1736223211.jpeg

Khán phòng 600 quan khách tại Nhà hát Lớn – TP.Hà Nội, tối ngày 23/12/2014 không còn một chỗ trống. Ở đó, Tân Á Đại Thành lần đầu tiên được xướng tên trong Lễ trao giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên ông Nguyễn Duy Chính – lãnh đạo thế hệ thứ ba của gia tộc kinh doanh gốc Hà thành chính thức xuất hiện trước truyền thông. Lúc nâng cao chiếc cúp vinh danh trên tay, ông Chính 29 tuổi, đúng bằng số tuổi của mẹ mình – bà Nguyễn Thị Mai Phương, khi bà bắt đầu gây dựng sản nghiệp gia đình.

Tân Á Đại Thành không chỉ nổi tiếng với thương hiệu bồn nước, doanh nghiệp này cũng được biết đến là đại gia đình có ba thế hệ doanh nhân. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Đức và vợ - bà Lê Thị Thu Hiền cùng tạo cơ nghiệp. Ngay từ thời điểm ra đời, những người chủ đã nghĩ tới khát vọng lớn tương lai thông qua cách đặt tên công ty. Tân Á Đại Thành ghép lại từ ý nghĩa của “cách Tân châu Á” và “Đại nghiệp Thành danh”.

tan-a-dai-thanh-hien-thuc-hoa-khat-vong-22gia-toc-doanh-nhan22-22-1736223212.png

Kế nghiệp ông Đức và bà Hiền gồm ba người con của họ. Bà Nguyễn Thị Mai Phương nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Nguyễn Minh Ngọc là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Anh Tuấn là thành viên Hội đồng quản trị .

10 năm qua, thế hệ thứ ba bắt đầu tham gia điều hành Tập đoàn gia đình này gồm Tổng giám đốc Nguyễn Duy Chính và 4 người anh, em họ khác.

Bắc Tân Á - Nam Đại Thành

Tân Á Đại Thành từng là 2 thương hiệu khác nhau. Tân Á nổi danh phía Bắc còn Đại Thành chiếm lĩnh phía Nam. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á ở phía Bắc được thành lập năm 1993, do bà Nguyễn Thị Mai Phương đứng đầu. Người phụ nữ này đã có những quyết định táo bạo, thậm chí liều lĩnh thời điểm ấy. Khi cư dân tại nhiều đô thị lớn Việt Nam vẫn sử dụng chum, vại hoặc bể xi măng để chứa nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, bà Phương bắt đầu sản xuất bồn inox.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-1736325384.jpg

Bà nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các quốc gia có nền kim khí phát triển. Thay vì sử dụng thép giá rẻ như nhiều doanh nghiệp cùng thời, Tân Á chấp nhận chi số tiền lớn mua thép không gỉ - inox 304 có tính năng bền, chống oxy hóa để chế tạo bồn chứa nước. Từ một cửa hàng nhỏ ở số 1 Cát Linh (Hà Nội), bà Phương phải đi thuê mọi thứ phục vụ sản xuất. Ông Nguyễn Tiến Hưng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành nhớ lại. “Tôi và bà Phương dùng xe tải 2 tấn rưỡi, chở nhiều chiếc bồn đi chào hàng. Từ Hà Nội tới Vinh (Nghệ An) rồi rong ruổi đi các tỉnh”.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-1736325314.jpeg

Đầu thập niên 1990, thu nhập người dân cải thiện và chương trình nước sạch hóa nông thôn của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy thị trường sản xuất kinh doanh bồn nước, máy lọc nước. Không lâu sau ngày ra mắt, Tân Á chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ở thời điểm đỉnh cao, người ta ước tính, cứ trên 10 nóc nhà ở miền Bắc, có sự xuất hiện của 4 chiếc bồn inox Tân Á. Còn tại phía Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nam Đại Thành và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á Đông được thành lập năm 1999 bởi hai người anh, em của bà Phương cũng chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Đại Thành cũng sớm sản xuất thành công bồn nước nhựa đầu tiên trong nước, có khả năng chứa nước mặn, nước nhiễm phèn, phù hợp điều kiện nguồn nước bản địa. Từng có giai đoạn, trong 10 bồn nước tại miền Nam, có 7 sản phẩm do Đại Thành làm ra.

Tới năm 2002, máy nước nóng năng lượng mặt trời ra đời, đánh dấu sự hoàn thiện bước đầu cho hệ sinh thái lưu trữ, cung cấp nước tới mỗi hộ gia đình. 5 năm sau đó, Tân Á – Nam Đại Thành – Tân Á Đông chính thức sáp nhập lại dưới một mái nhà với tên gọi Tân Á Đại Thành. Nhiều đơn vị khi lớn mạnh tách ra nhưng Tập đoàn này muốn nhập lại, từ đó, tạo thành một khối đoàn kết, tổng hòa các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu cao hơn trong kinh doanh. “Doanh nghiệp lớn không chỉ là doanh nghiệp kiếm được hàng ngàn tỉ đồng, mà phải là doanh nghiệp tạo dựng, chia sẻ giá trị cho hàng triệu khách hàng và vươn tầm quốc tế”, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành, ông Nguyễn Duy Chính chia sẻ.

Dấu ấn người kế tục

Ông Nguyễn Duy Chính là con trai cả của bà Phương. Tháng 1/2015, ông chính thức đảm nhiệm vị trí CEO Tập đoàn Tân Á Đại Thành. Sinh năm 1985, sau khi hoàn thành chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Queen Mary (Anh), vị CEO 8x tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành tài chính đầu tư tại Đại học Westminster trước khi hồi hương.

tan-a-dai-thanh-hien-thuc-hoa-khat-vong-22gia-toc-doanh-nhan22-21-1736223211.jpeg

Bắt đầu tham gia công việc Tập đoàn từ vị trí phó giám đốc phụ trách sản xuất năm 2010, ba tháng đầu tiên, ông hầu như dành toàn bộ thời gian ở nhà máy để tìm hiểu quy trình làm ra các sản phẩm của doanh nghiệp. Sau khi kinh qua nhiều bộ phận khác nhau, ông trở thành Phó Tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc Tập đoàn và áp dụng tư duy quản trị mới.

Nếu như bà Mai Phương thể hiện tính cách quyết đoán qua lối suy nghĩ nhanh và thường tìm lời giải trực diện cho các vấn đề kinh doanh thì ông Chính và đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ ba có tư duy quản trị ứng biến, hiện đại và hướng ngoại. Minh chứng, cuối năm 2018, Tân Á Đại Thành bắt đầu xuất khẩu những container bình nước nóng sang Indonesia. Họ trở thành doanh nghiệp nội đầu tiên đưa dòng sản phẩm này vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Từ đây, doanh nghiệp có bàn đạp xuất khẩu tiếp sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ.

Cùng với đó, tầm nhìn mới về ESG (Môi trường – Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) được ông Chính thực hiện triệt để. Cụ thể, đối với vấn đề môi trường, nhờ áp dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất và hệ thống lọc khử không khí hiện đại, các nhà máy sản xuất ống nhựa, bồn nhựa trong hệ sinh thái của Tân Á Đại Thành gần như không phát thải mùi trong quá trình vận hành.

Trong trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới cải thiện chất lượng nước sinh hoạt ở các vùng khó khăn, vùng biên giới.

Tập đoàn đã trao tặng tận nơi hàng ngàn bồn nước tại các điểm trường, trung tâm quân – dân y để cộng đồng dân cư bản địa có cơ hội thụ hưởng nguồn nước sạch. Chương trình “Phủ xanh miền Tây” với hoạt động tặng bồn nước cho bà con nghèo vùng hạn mặn thay thế lu cũng được Tân Á Đại Thành tổ chức hàng năm.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-4-1736326375.jpeg

Theo một điều tra độc lập của Boston Consulting Group - tổ chức quốc tế về tư vấn doanh nghiệp, nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là cư dân ở những vùng nông thôn biết đến Tân Á Đại Thành qua các chương trình cải thiện nguồn nước, bên cạnh thương hiệu đã quá quen thuộc trên thị trường.

Ngay sau siêu bão Yagi hồi tháng 9/2024, Tập đoàn cũng nhanh chóng chung tay tái thiết, hỗ trợ cung cấp hệ thống máy lọc nước, bồn nước tới các điểm trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tập thể nhân sự doanh nghiệp còn quyết định cùng đóng góp một phần thu nhập để trao học bổng cho 36 học sinh không may trở thành mồ côi sau cơn bão. Và doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành nếu tương lai của những đứa trẻ này còn khó khăn.

Ngoài ra, dấu ấn quan trọng khác của CEO Nguyễn Duy Chính là đưa ra các mô hình quản trị hiện đại cho Tập đoàn. Tập đoàn đầu tư nhiều vào đội ngũ nhân sự, giao trách nhiệm chuyên môn và trao quyền tự quyết cho nhân viên ở từng cấp, theo phong cách vận hành chuyên nghiệp.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-2-1736323645.jpg
gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-3-1736326524.jpeg

Cùng với đó, hệ thống dữ liệu được số hoá giúp lãnh đạo tập đoàn bao quát được toàn bộ thông tin sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hoá tại hàng chục ngàn điểm bán trong và ngoài nước. Trong khi, các nhà máy trong hệ sinh thái Tập đoàn đi theo mô hình nhà máy thông minh. Với mô hình chuyển đổi tối ưu và thiết bị hiện đại được sử dụng, số lượng công nhân đứng máy của Tân Á Đại Thành đã giảm mạnh. Đơn cử, trước đây, để sản xuất 1 bồn nước cần tới 4-5 công nhân phụ trách nhiều công đoạn khác nhau. Còn hiện tại, sản xuất 1 bồn nhựa chỉ cần 1 công nhân đảm nhận dây chuyền, từ đưa nhựa vào cho tới ra thành phẩm, mất tổng thời gian 4 phút. Nhờ áp dụng công nghệ, năng suất sản xuất được nâng cao và giá thành sản xuất cũng giảm.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-4-1736326524.jpeg
gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-2-1736326524.jpeg

Khi khoảng cách về chất lượng sản phẩm trong ngành hàng gia dụng không còn quá khác biệt, thì công nghệ chính là lời giải của ông Chính. Minh chứng rõ nhất là sản phẩm bình nước nóng Rossi của Tân Á Đại Thành đang cạnh tranh sòng phẳng về thị phần với bình nước nóng ngoại. Chất lượng tương đương nhưng sản phẩm nội vừa túi tiền người tiêu dùng hơn và đang phục vụ tốt cho cư dân có thu nhập trung bình.

Chuyên môn hoá, cải tiến công nghệ để tạo sản phẩm chất lượng vượt trội, nhưng giá vẫn cạnh tranh là yếu tố giúp các dòng sản phẩm của Tân Á Đại Thành duy trì nhịp tăng trưởng đều mỗi năm trước hàng chục đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.

Triết lý của gia tộc

Dù phong cách lãnh đạo có thể khác nhau giữa các thế hệ lãnh đạo song sản nghiệp hơn 30 năm của Tân Á Đại Thành luôn được nuôi dưỡng với triết lý kinh doanh bất biến: “Không thoả hiệp về chất lượng sản phẩm”. “Đã không làm thì thôi, một khi làm là phải làm sản phẩm tốt nhất, phù hợp túi tiền để tăng sức cạnh tranh”, Chủ tịch Tập đoàn, bà Nguyễn Thị Mai Phương nêu quan điểm kinh doanh gia đình.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-2-1736327716.jpg
gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-1736327716.jpg

Còn Tổng giám đốc Nguyễn Duy Chính cho biết, có những sản phẩm bình nước nóng, nếu thay đổi một linh kiện quan trọng (nhưng khách hàng ít để ý) như roler tự ngắt, bằng mặt hàng cùng loại rẻ hơn, công ty có thể tiết kiệm hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Nhưng Tân Á Đại Thành không làm. “Linh kiện tốt sẽ tạo sản phẩm tốt. Sản xuất cần tập trung vào từng chi tiết nhỏ nhất”, ông chia sẻ góc nhìn.

Ít nhất cho tới thời điểm hiện tại, sự nhất quán trong triết lý làm ăn của doanh nghiệp đã đúng. Năm 2023, Tân Á Đại Thành nằm trong danh sách 20 gia đình kinh doanh lớn nhất Việt Nam của Forbes Việt Nam, dựa trên quy mô kinh doanh và việc nhiều thế hệ gia đình chung tay xây dựng công ty. Giá trị thương hiệu Tập đoàn được định giá 65 triệu USD, đứng thứ 8 trong 25 thương hiệu công ty dẫn đầu năm 2023. Tân Á Đại Thành cũng đứng đầu bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp tư nhân ngành hàng tiêu dùng - gia dụng nộp ngân sách lớn nhất cho quốc gia trong năm 2023, với số tiền 797 tỉ đồng.

Hiện, 19 công ty thành viên, 20 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và Lào đang mang về doanh thu khoảng 9.000 tỉ đồng mỗi năm. Theo công bố của doanh nghiệp, họ nắm hơn 50% thị phần bồn nước dân dụng và công nghiệp trong nước, với một triệu sản phẩm cung ứng ra thị trường mỗi năm. 3 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn Tân Á Đại Thành gồm: Sản xuất công nghiệp, Công nghệ cao và Bất động sản.

Những người đang chuẩn bị sở hữu căn nhà đầu tiên, có khả năng chi trả, ra quyết định chi tiêu trong gia đình trở thành nhóm khách hàng mục tiêu trong những năm tới. Hãy tưởng tượng, khi bước vào cửa hàng vật liệu xây dựng, một cặp vợ chồng có thể lựa chọn từ bồn nước, máy lọc nước, máy nước nóng năng lượng mặt trời đến chậu rửa, bồn tự hoại, sơn nội ngoại thất, ống nhựa, xi măng, đá xây dựng… đều của Tân Á Đại Thành.

“Các sản phẩm trên bổ trợ lẫn nhau để xây dựng một tổ ấm chất lượng cho cư dân”, ông Chính nói. “3 thập kỷ theo đuổi để hoàn thiện bộ giải pháp tổng thể cho công trình xây dựng, giờ là lúc phồn vinh lan toả ”.

gia-toc-doanh-nhan-3-the-he-o-tan-a-dai-thanh-1736327878.jpeg

Từ doanh nghiệp tư nhân gia đình rồi lớn dần, củng cố vị thế trên thương trường nội địa và bước chân ra thế giới. Cố Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc từng nhận xét, Tân Á Đại Thành như hình mẫu thành công của một Tập đoàn trưởng thành trong nền kinh tế Việt Nam.

Giải thưởng Sao vàng đất Việt được trao cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành vào tối ngày 24/12/2024, là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, cống hiến và thành tựu của doanh nghiệp suốt trong 31 năm gây dựng cơ nghiệp.

Đây cũng là động lực cho thế hệ lãnh đạo kế cận vun đắp tiếp khát vọng phồn vinh của gia tộc.