Một thời, bất động sản là “mảnh đất vàng”. Giờ đây, giáo dục đang trở thành "bất động sản tri thức" nơi mà dòng tiền vẫn chảy đều, bất chấp biến động kinh tế.
🏫 Kinh Bắc ông lớn bất động sản, nay rẽ lối sang giáo dục
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của ông Đặng Thành Tâm chính thức chi 110 tỷ để nắm quyền kiểm soát Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM. Giao dịch này giúp KBC sở hữu 51,79% vốn điều lệ, biến ngôi trường từng “nằm yên” vì bị đình chỉ tuyển sinh thành công ty con trong hệ sinh thái đầu tư.
Đáng nói, ông Đặng Thành Tâm từng có “duyên nợ” với chính trường này từ hơn 10 năm trước. Nhưng câu hỏi đặt ra, vì sao một tập đoàn BĐS lại chọn đầu tư vào giáo dục?
💰 Giáo dục cuộc chơi đầu tư không còn “nho nhỏ”
Không chỉ KBC, di trước làTập đoàn Nguyễn Hoàng đã chi hàng nghìn tỷ mua lại loạt trường đại học: Hồng Bàng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Định, Hoa Sen, Miền Đông… và tạo nên một đế chế giáo dục tư nhân hùng hậu.
Hay như Tập đoàn giáo dục Văn Lang của “đại gia” Nguyễn Cao Trí sở hữu cả chuỗi trường từ mầm non đến đại học, dẫn đầu là Trường Đại học Văn Lang, đạt doanh thu hơn 2.286 tỷ trong năm 2023.
FPT thì khỏi nói: doanh thu từ Trường Đại học FPT năm ngoái gần 3.000 tỷ tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm.
👉 Trong khi các ngành khác phải cắt giảm chi phí, đóng cửa chi nhánh… thì giáo dục lại là mảnh đất chống chịu khủng hoảng cực tốt.
📈 Học phí là dòng tiền không bao giờ cạn
Báo cáo công khai cho thấy:
- Đại học Văn Lang: 2.286 tỷ
- Đại học FPT: 2.920 tỷ
- Đại học Nguyễn Tất Thành: 1.476 tỷ
- Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH): 1.260 tỷ
- Đại học Kinh tế Quốc dân: 1.410 tỷ
Thậm chí, những trường chưa nổi bật về danh tiếng vẫn mang về doanh thu gần nghìn tỷ mỗi năm, chủ yếu từ học phí. Một ví dụ đáng chú ý như Đại học Hoa Sen đạt gần 870 tỷ/năm, trong đó học phí chiếm tới 743 tỷ.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói: “Kinh doanh giáo dục là sản phẩm hiếm hoi mà khách hàng vui vẻ trả tiền, trả đều, trả dài hạn.”
Giáo dục không chỉ là kinh doanh, mà còn là chiến lược dài hạn
Bên cạnh lợi nhuận, sở hữu một hệ thống trường học còn mang lại:
- Ảnh hưởng xã hội lớn
- Nguồn nhân lực đầu vào cho hệ sinh thái doanh nghiệp
- Đất đai và cơ sở vật chất ở vị trí vàng
- Thương hiệu uy tín lan tỏa đến nhiều thế hệ
Nhiều tập đoàn xem đây là “nền tảng mềm” để mở rộng ra các ngành khác hoặc xây dựng thế hệ lãnh đạo kế thừa.
📌Không đơn thuần là đầu tư, đây là cuộc đua ảnh hưởng và thế hệ
Khi đất không còn dễ sinh lời, khi bất động sản đóng băng, thì giáo dục trở thành “tài sản phòng thủ” và “vũ khí chiến lược”. Không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì sức ảnh hưởng kéo dài nhiều thế hệ. Tới đây, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “ông lớn” bước vào giáo dục?