Trong từ điển tiếng Anh, Innovation là một danh từ, nó mang ý nghĩa của sự đổi mới, cách tân hay sáng tạo ra một cái gì đó mới hơn cái cũ. Cụ thể hơn, The Hospitality Innovation Industry trong Ngành dịch vụ Hiếu khách nó có ý nghĩa hiện đại được hiểu như là một trào lưu đổi mới với những ý tưởng mới đầy sáng tạo, được đưa ra dưới dạng ý tưởng hoặc phương pháp kinh doanh để thực thi dựa trên nên tảng cũ.

Vào thời kỳ thứ 3, ngành FnB Việt nam từ khi bắt đầu đến lúc hình thành và phát triển thường dựa vào các yếu tố chuẩn mực ( Standards) được thực hiện lẫn đầu tư nhằm phục vụ cho khách hàng thế hệ X, một thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh đến bao cấp, với tư duy tiêu dùng khá kỹ tính, khắc khe, luôn đòi hỏi những chuẩn mực. Phần nữa ở giai đoạn này, chính sách khuyến khích người nước ngoài đầu tư ở VN, nên họ mang sang những mô hình kinh doanh khá bài bản và chuẩn mực, dần dà các tiêu chuẩn này đã Educate được thị trường non trẻ ở VN.

Sau đó, vì chính sách nhà nước thay đổi theo hướng siết chặt về đầu tư Nước ngoài, đặc biệt là Ngành dịch vụ, dẫn đến việc vắng bóng dần các nhà đầu tư Ngoại, thị trường rỗng dần đã tạo điều kiện để các nhà đầu tư Nội tiếp nối. Đã mang lại cho thời kỳ này ngành FnB những mô hình kinh doanh chất lượng.

Tuy nhiên, thị trường là một dòng chảy liên lục, thế hệ X già đi thì thế hệ Y thay thế, có thể nói thế hệ này đã mang lại cho ngành dịch vụ rất nhiều làn gió mới, sự cách tân, sáng tạo được đẩy lên thành ưu tiên hàng đầu nhằm thỏa mãn đòi hỏi của thế hệ khách hàng mới, từ yếu tố kiến trúc đến sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt về mặt sản phẩm, những tiêu chuẩn về nền ẩm thực với phong cách Cuisine dần thay thế bằng khái niệm Fusion.

Fusion ( Foods & Drinks) được hiểu như dùng để chỉ những món ăn được chế biến theo xu hướng pha trộn các món ăn từ truyền thống đến hiện đại của vùng miền hoặc của nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau để tạo ra những biến tấu thú vị, chú trọng đến yếu tố phá cách, foods stylist nhằm mang đến cho người thưởng thức những trải nghiệm mới, thỏa mãn hơn về mặt thị giác và vị giác.

Bắt đầu từ bài 15, mỗi bài tôi sẽ tập trung vào từng Concepts của ngành FnB mà ở đó các bạn sẽ thấy chứa đựng 2 khái niệm này. Nhằm mục đích Introduce lẫn Educate cho những ai yêu thích Kinh doanh ngành FnB lẫn những người mang tâm hồn Ăn - Uống.

Nhìn cái cảnh bạn bè, đối tác của mình lóng ngóng cần cái dao, cái nĩa... cho đến cái cảnh 1-2-3 dzô trăm phần trăm, cụng cái ly vang đắt tiền bằng pha lê, thấy thương họ thì ít, mà tội cái ly vang thì nhiều.

Người Việt bây giờ, ngày càng giàu nhanh. Nhưng khổ nỗi cái sự Sang nó không theo kịp cái sự giàu. Bởi chỉ cần làm việc chăm chỉ thì sẽ có cơ hội giàu, còn muốn Sang thì phải học.

Cám ơn sự đón đọc của các bạn ở loạt bài vừa qua.

 

Xem Series bài:

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 1. Góc nhìn từ Nghề

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 2: Ẩm – Thực là gì?

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 3: Các thời kỳ tiêu biểu của Ẩm thực Việt nam hiện đại

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 4: Văn hóa & Kinh doanh ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam –  Bài 5: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 6: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1975 – 2020 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 7: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 2000 – 2010 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 8: Sự xuất hiện của những chuỗi nhà hàng và cà phê giai đoạn 2000 – 2010

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 9: Sự xuất hiện của Karaoke

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 10: Những gã tí hon yêu cafe làm nên việc lớn

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 11: Trịnh Lai – Gã khai hoang tầm cỡ thế giới