Startup Chilica – thương hiệu chuyên về tương ớt lên men tìm đến Shark Tank Việt Nam với mong muốn kêu gọi 500.000 USD cho 5% cổ phần.

startup-tuong-ot-chilica-1-1723542582.jpg

“Việt Nam là nước nông nghiệp mà năm nào cũng “giải cứu nông sản”, nguyên nhân là do chế biến nông sản còn “thiếu” và “yếu”. Thiếu là mới chế biến 20% còn 80% phải bán tươi. Yếu là chất lượng sản phẩm sau chế biến thấp hơn nguyên liệu đầu vào nên giá trị nông sản thấp, đời sống nông dân gặp khó khăn”, ông Nguyễn Thanh Hiền, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Chilica chia sẻ.

Theo đó, Chilica ra đời với mong muốn nâng cao giá trị nông sản và giải quyết đầu ra cho nông dân. Ớt là một trong các nông sản cần giải cứu nhưng ớt là gia vị (không bắt buộc) dùng nhiều nhất trên thế giới.

startup-tuong-ot-chilica-2-1723542582.jpg
Ông Nguyễn Thanh Hiền, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Chilica

Với hiểu biết và kinh nghiệm 30 năm ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, Chilica áp dụng vào sản xuất tương ớt lên men. Chilica được làm từ 100% ớt tươi, sử dụng công nghệ lên men đặc biệt với giấm gạo trong 12 tháng, hoàn toàn không qua gia nhiệt, giúp giữ nguyên màu sắc, hương vị và các giá trị dinh dưỡng của ớt tươi mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của thế giới.

Dù chỉ mới ra mắt thị trường vào tháng 6/2020, đến nay Chilica đã xuất khẩu đi 9 thị trường, bán trên Amazon, Walmart. Doanh thu năm 2023 là 23 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2023, startup này đã đầu tư mở rộng nhà máy lên gấp 10 lần, có khả năng 30 tấn ớt tươi trong một ngày. Theo startup này, nhà máy đạt chứng nhận quốc tế và thương hiệu Chilica được bảo hộ trên 35 quốc gia.

Chia sẻ về mục tiêu kinh doanh năm 2024, nhà sáng lập Chilica cho biết mục tiêu doanh thu dự kiến của startup là 25 tỷ, tương đương với doanh thu năm 2023.

Ngoài ra, nhà máy cũng là lý do khiến Chilica có mức định giá post-money (định giá doanh nghiệp sau khi rót vốn) là 10 triệu USD.

startup-tuong-ot-chilica-4-1723542582.jpg

-----

Với thương vụ này, 3 vị ‘cá mập’ là Shark Minh, Shark Phi Vân và Shark Thái từ chối đầu tư với các lý do khác nhau.

Ở chiều ngược lại, Shark Bình đồng ý ra deal 500.000 USD cho 16% cổ phần. Còn Shark Hưng cho startup hai lựa chọn: đầu tư 150.000 USD cho 5% cổ phần, phần còn lại đầu tư theo nhu cầu của startup hoặc 500.000 USD cho 15% cổ phần.

Tuy nhiên, Chilica kiên định với định giá của mình, sau đó hai vị cá mập đã điều chỉnh deal.

Shark Hưng đề nghị xuống 12,5% cổ phần cho 500.000 USD hoặc 5% cổ phần cho 250.000 USD. Shark Bình nâng mức đầu tư lên 1 triệu USD cho 25% cổ phần. Cuối cùng, startup vẫn từ chối deal của các Shark, thương vụ khép lại mà không có sự hợp tác nào được ký kết.

==> Các bạn có nhận xét gì về màn thương lượng của startup này không?