Theo chia sẻ từ Nhà sáng lập, doanh thu tăng của RecBook tăng trưởng đều qua các năm: 4,1 tỷ năm 2020; 9,5 tỷ năm 2021, 27,5 tỷ năm 2022 và dự kiến đạt 30 tỷ cho năm 2023.

Xuất thân tại vùng quê hiếu học của Trạng Trình là Hải Phòng, sau khi ra trường, Tô Văn Hùng - Nhà sáng lập RecBook đã bén duyên với nghề môi giới bất động sản (BĐS). Sau nhiều năm tích lũy được vốn liếng và kinh nghiệm, nhận thấy nghề nghiệp của mình còn nhiều bất cập, anh đã quyết định tự xây dựng một mô hình kinh doanh cộng đồng, mà anh gọi đó là chuỗi nhượng quyền các điểm kinh doanh, dịch vụ bất động sản. 

recbook-crm-chuan-hoa-hoat-dong-cua-san-moi-gioi-bat-dong-san-thanh-cong-cau-mot-luc-duoc-ca-hai-ca-map-1704732575.jpg
Tô Văn Hùng - Nhà sáng lập RecBook

“Mô hình này được quản lý, điều hành, xây dựng cũng như khai thác ứng dụng thông tin và dữ liệu BĐS trên một nền tảng thiết kế mang tính chất đặc thù riêng cho thị trường BĐS. Trên nền tảng này, không những chỉ là cổng thông tin phản ánh trực tiếp thông tin BĐS hàng ngày liên tục, nó còn là một nền tảng, công cụ làm việc có nhiều tính năng vượt trội dành cho các nhà môi giới, dành cho các văn phòng, các sàn giao dịch BĐS có thể làm việc trên một nền tảng chung duy nhất, thay thế tất cả website, phần mềm, các mạng xã hội” - anh Hùng chia sẻ trong phần kêu gọi đầu tư 6 tỷ đổi lấy 10% cổ phần.

-----
Nguồn doanh thu của startup đến từ đâu?

Theo chia sẻ từ Nhà sáng lập, doanh thu tăng của RecBook tăng trưởng đều qua các năm: 4,1 tỷ năm 2020; 9,5 tỷ năm 2021, 27,5 tỷ năm 2022 và dự kiến đạt 30 tỷ cho năm 2023.

Anh Hùng cho biết nguồn doanh thu này có được từ ba nguồn chính: Một là quảng cáo BĐS chính chủ tức là nhân viên của RecBook sẽ thực hiện công việc đăng tin, chụp ảnh, xác thực BĐS và đăng quảng cáo cho khách hàng. Thứ hai là hoa hồng từ hoạt động môi giới nhà phố riêng lẻ và nguồn thứ ba là môi giới BĐS dự án. Hiện tại cơ cấu doanh thu từ dự án đang chiếm khoảng 70 – 80%. Nhà phố rơi vào khoảng 15 – 25%.

Founder RecBook cũng làm rõ thêm: “Thực chất bản chất câu chuyện là mình không có nhân viên môi giới mà mình đang nhượng quyền quy trình hoạt động sàn cho người nhận nhượng quyền. Mình dùng marketing để tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự cho họ”.

Shark Hưng thắc mắc về việc chia hoa hồng giữa các nền tảng và người môi giới. Văn Hùng cho biết mình không quan tâm đến từng môi giới mà chỉ quan tâm đến bạn nhận ủy quyền của hệ thống, tức là Giám đốc của điểm ủy quyền. Với hoạt động quảng cáo chính chủ, RecBook sẽ thu 18-38%, còn môi giới nhà phố thu 6%. Đối với dự án do hệ thống xuống thị trường ký với các chủ đầu tư, RecBook sẽ trả ngược lại cho các điểm nhượng quyền của mình từ 80 – 85%, giống như F1, F2. 

recbook-crm-chuan-hoa-hoat-dong-cua-san-moi-gioi-bat-dong-san-thanh-cong-cau-mot-luc-duoc-ca-hai-ca-map-1-1704732575.jpg

Shark Hưng bày tỏ sự nghi ngại về việc kiểm soát các giao dịch: “Nếu giao dịch thành công rồi nhưng họ không báo em thì làm sao? Đặc biệt là nhà phố”. Shark Minh Beta cũng có cùng thắc mắc: “Một trong những rủi ro lớn nhất của nền tảng dạng như thế này là họ sẽ “bùng kèo” đúng không? Bạn có sợ bạn leader ấy sẽ là người “bùng kèo” không?”. Trước câu hỏi này, Founder RecBook thật thà trả lời: bên cạnh những cơ chế phạt người vi phạm và truyền thông giao dịch thành công, anh đề cao việc đào tạo đội ngũ hướng tới đạo đức nghề nghiệp. Về leader, tức là các Giám đốc được ủy quyền với nhiệm vụ “quản quân” cũng sẽ được các bạn nhân viên giám sát chéo ngược lại.

Founder đến từ Hải Phòng chia sẻ thêm về vai trò và sự hỗ trợ của RecBook đối với những sàn giao dịch BĐS nhỏ lẻ, đó là đào tạo đội ngũ môi giới và chuẩn hóa quy trình giao dịch BĐS. Anh ví mô hình kinh doanh của mình giống như một “CRM” giúp kết nối nhà môi giới và khách hàng dựa trên những thông tin phù hợp. Founder RecBook cũng có sự ví von hết sức dễ thương: “Em hay nói với các bạn sale là: Các em tiếp cận với người giàu thì rất khó, các em hãy tìm quản gia của họ để tiếp cận. Thì mình ngầm hiểu môi giới của mình chính là “quản gia của nhà giàu””.

-----
Chốt deal cùng lúc với hai vị cá mập

Không thuộc khẩu vị và sở trường đầu tư nên Shark Bình, Shark Hùng Anh và Shark Tuệ Lâm quyết định không tham gia vào thương vụ.

Với lĩnh vực chuyên môn về bất động sản, Shark Hưng quyết định đề nghị 6 tỷ cho 28% cổ phần. Shark Hưng cho biết ông khá ấn tượng với kết quả kinh doanh của RecBook: “Các bạn có 70.000 BĐS hay người mua đang có nhu cầu mua thì cũng là một con số kinh khủng rồi. Cả nước đang có khoảng 1 triệu nhu cầu đấy, chiếm khoảng 1% dân số. Bạn có 70.000 tức là bạn vượt con số 1% rất nhiều so với dân số Hải Phòng rồi. Đấy là rất tốt!”.

Sau nhiều hồi trao đổi và phân tích, Shark Minh Beta cũng tỏ ra thích thú với mô hình này: “Mình nghĩ đây là một thị trường rất lớn. Vì BĐS dù sao cũng là một ngành vô cùng quan trọng của bất cứ một nền kinh tế nào. Cách bạn đi cũng có cách khá đặc trưng và khác so với các “ông lớn” như bên chỗ anh Hưng. Có vẻ bạn sẽ tập trung vào những vùng ven nhiều hơn, và tập trung vào người làm môi giới BĐS nhỏ lẻ. Đó là điều đối với mình mình thấy rất thú vị”. Chủ tịch Beta Group cũng ra một đề nghị với mức định giá doanh nghiệp 30 tỷ, tương đương 6 tỷ cho 20% cổ phần. 

Trước hai offer này, Founder Recbook mong muốn có thể đồng hành cùng cả hai Shark và muốn thương lượng mức 6 tỷ cho 16% cổ phần. Cho rằng còn “nhiều việc phải làm và nhiều tiền phải chi”, Shark Hưng chỉ định dừng lại ở con số 24% nhưng sau khi được Shark Minh Beta ngỏ lời hợp tác chung, cuối cùng startup và các Shark đã thống nhất con số 6 tỷ cho 20% cổ phần. 

recbook-crm-chuan-hoa-hoat-dong-cua-san-moi-gioi-bat-dong-san-thanh-cong-cau-mot-luc-duoc-ca-hai-ca-map-4-1704732581.PNG

Như vậy, RecBook đã nhận thêm được sự hỗ trợ đắc lực từ cả hai cá mập, khép lại thương vụ của mô hình nhượng quyền điểm kinh doanh dịch vụ bất động sản.