Trước khi vào review, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu “Grow” và “Scale”.

- Grow: là mô hình doanh nghiệp mà nếu muốn tăng doanh thu, thì phải đầu tư đáng kể vào nguồn lực.

- Scale: là mô hình doanh nghiệp mà có thể tăng doanh thu thì không phải đầu tư đáng kể vào nguồn lực.

Lấy ví dụ:

- Các công ty tư vấn, nếu muốn tăng doanh thu thì phải tăng số lượng chuyên gia tư vấn, nghĩa là chi phí sẽ tăng đáng kể (tương ứng với rủi ro cũng tăng) - đây chính là Grow.

- Ngược lại, một phần mềm CRM dạng SaaS, do chi phí cung cấp dịch vụ cho 10 khách hàng cũng tương đương như dịch vụ 1000 khách hàng, nên từ khách hàng 11 tới khách hàng 1000 thì doanh thu tăng đáng kể mà chi phí không là bao nhiêu - đây chính là Scale.

Vì vậy, các công ty có mô hình Scale có tiềm năng lớn hơn và được săn đón nhiều hơn các công ty Grow.

Lát nữa tôi sẽ nhắc lại 2 khái niệm này ở bên dưới, giờ chúng ta bắt đầu vào Review thôi.

#Start 1: Camxu - Học tiếng Trung dễ như ăn kẹo.

Bạn founder giỏi tiếng Anh lẫn tiếng Trung, có giọng nói cực hay, nghe bạn kể chuyện Business mà tưởng như đang xem Chúc bé ngủ ngon.

409214627-6630064787116625-6332928174386781710-n-1702368034.jpg
 

Ở góc độ Business thì đây lại là một startup Giáo dục truyền thống, pha trộn giữa giáo trình cải tiến (nhờ founder nghiên cứu), lớp học offline và 1 chút phần mềm hỗ trợ. Ngoài câu chuyện nhỏ nhỏ về cá nhân về sự học tập, mày mò và khởi nghiệp, tôi không thấy có gì đặc biệt.

Đánh giá: 5 điểm. Sau 1 số tập quan sát, tôi thấy Shark Tuệ Lâm hay dùng kinh nghiệm cá nhân để đánh giá tiềm năng thị trường và startup. Kiểu: “tôi học tiếng Trung thấy khó nên kết luận đây là ngôn ngữ khó học”. Điều này không sai, nhưng khi các quỹ thì thích nghe số liệu nghiên cứu thị trường bài bản của startup, nhưng lại nhà đầu tư lại kết luận bằng cảm tính cá nhân thì có vẻ không công bằng lắm.

#Start 2: Nón bảo hộ BBI

Đây là công ty xuất nhập khẩu, phân phối và sản xuất nón bảo hiểm trùm đầu và đồ bảo hộ. Chỉ số tài chính từ doanh thu, lợi nhuận tới tăng trưởng bao đẹp đối với SME.

Tôi nhận thấy sự nhiệt huyết và yêu nghề của các founders khi nhắc tới sứ mệnh của công ty. Tôi cũng thấy các founders hiểu tình hình kinh doanh, trình bày mạch lạc và tự tin…Nhưng tôi cũng nhìn thấy 1 sự hoàn hảo hơi quá đà, kiểu “too good too be true”.

409178508-10161254469034312-6126981458626264561-n-1702368536.jpg
 

Chắc chắn các bạn đã chuẩn bị kỹ càng các kịch bản của Sharks, thậm chí cách nhấn nhá chữ ở mỗi câu cũng hoàn chỉnh, hay các câu khẩu hiệu cũng được đưa vào đúng nơi đúng lúc, nhưng vẫn thiếu thiếu cái gì đó.

Đánh giá chung: 6 điểm. Các bạn có thể xem để có cảm giác “hoàn hảo quá mức” là thế nào. Đây chắc chắn là SME với mô hình Grow. Không thể trông chờ người tham gia giao thông chuyển từ mũ bảo hiểm nửa đầu sang trùm đầu nhưng cũng hy vọng qua chương trình này, một số người dân cũng có ý thức hơn về việc bảo vệ bản thân thông qua nón trùm đầu hay đồ bảo hộ.

#Startup 3: TAGEDU

Lại một startup Giáo dục. Không hiểu sao chương trình lại xếp 2 startup giáo dục vào một tập khiến tôi hơi ngán.

Startup này mỏng quá: đầu tư 600 triệu, thành lập được vài tháng, mở một trung tâm lập trình, chưa tới 100 học viên, core values không có gì đáng kể. Kiểu này mấy trung tâm dạy thêm vài trăm học viên cũng có thể lên chương trình mà chỉ số ngon hơn.

Đánh giá chung: 4 điểm. Lẽ ra không đạt tiêu chuẩn để lên sóng.

409717598-10161254468964312-2099004779318014429-n-1702368536.jpg
 

Có lẽ các bạn đã nhận ra là cả 3 startup của tập này đều là Grow, và Grow thì không thú vị là đúng rồi. Đối với các startup truyền thống, ngoại trừ sản xuất thì hầu hết chỉ có thể Grow. Các startup có yếu tố công nghệ cao thường rộng cửa hơn trong việc Scale. Các doanh nghiệp công nghệ nhiều tỉ đô hầu hết thành công là nhờ scale.

P/S: trong tất cả các shark, có lẽ shark Minh là giống cá heo nhất. Shark Minh hiểu biết rộng, nhận xét có chiều sâu nhưng lại luôn làm startup cảm thấy ấm áp và được động viên. Không biết các mùa sau thế nào, nhưng mùa này shark Minh có lẽ sẽ được lòng của nhiều startup.