Trung Quốc vẫn đang đối diện với áp lực giảm phát kéo dài; nguyên nhân từ thị trường bất động sản yếu, nợ hộ gia đình cao và tâm lý việc làm bất ổn làm suy giảm đầu tư và tiêu dùng, giữ áp lực giảm phát ở mức cao. Cùng lúc, nền kinh tế đối mặt với rủi ro bên ngoài gia tăng từ các rào cản thương mại.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân !!??

(1) Thuế cao của Mỹ không phải là nguyên nhân lớn nhất : dể thấy là do Mỹ bất ngờ đưa thuế cao ! Tuy nhiên việc trade war với Mỹ đã được dự báo khi TT D.Trump ra ứng cử từ đầu năm 2024; và nếu kinh tế nội tại vững chắc, thì TQ vẫn có thể thiết lập luận chơi win - win với các quốc gia còn lại dựa trên thị trường khổng lồ 1 tỷ đân của mình. Như vậy Thuế cao của Mỹ tác động mạnh, chính là vì cấu trúc kinh tế trong nước.
(2) Nợ hộ gia đình cao không phải là yếu tố lớn cho suy giảm kinh tế, nếu đó là vay tiêu dùng : Trong một nền kinh tế thị trường, việc cá nhân và gia đình vay để tiêu dùng còn giúp kích thích SX, tạo việc làm và theo đó quay lại giúp tăng thu nhập để trả nợ. Nợ hộ gia đình cao chỉ làm suy yếu sức mua nội địa nếu không phải vay tiêu dùng mà vay đầu tư BĐS. Khi đó thu nhập phải dồn sức lo trả nợ, giảm tiêu sài, dẫn tới SX khó, khiến việc làm giảm và thu nhập giảm theo và tiêu dùng càng giảm. Như vậy Nợ hộ gia đình do vay mua BDS chỉ là hệ quả của thị trường BĐS phát triển nóng kiểu đầu cơ
(3) Thị trường BĐS suy giảm là nguyên nhân chính !? : sẽ đúng vậy nếu những năm trước việc phát triển ồ ạt BĐS là động lực phát triển kinh tế; và người mua BĐS không phải từ tiền tích lũy của mình mà từ đi vay; đặt biệt vay mua BĐS không từ nhu cầu mua để ở bức thiết, mà kết hợp mua để có lời và có lời nhiều. Điều này sẽ dẫn đến "nợ hộ gia đình tăng cao", và khi thị trường BĐS giảm thì mọi khó khăn đều xuất lộ; nhưng lúc đó không biết khó khăn từ đâu
NHẬN ĐỊNH : (1) khó vì cấu trúc đầu tư SXKD trong nước không vững chắc; mà điều này là do một nguồn vốn lớn đổ vào (2) và (3). Mà (2) cũng từ (3) mà ra ....Tóm lại nguyên nhân chính khiến kinh tế TQ khó khăn kéo dài là vốn nhà nước và xã hội dồn quá nhiều vào đầu tư BĐS. Ban đầu giúp phát triển, tiền lớn sinh ra và giá tăng giúp ai cũng có lời. Rồi khi giá tăng tới điểm gẩy, thì mọi chuyện sau đó sẽ tới.
CHỐT : VN cũng có những điểm khó khăn kinh tế như TQ; nguyên nhân chính vẫn giống TQ, đó là dồn vốn nhà nước và xã hội vào đầu tư BĐS. Khi đến điểm "giá gẩy" vào giữa năm 2022 thì mọi chuyện khó cứ từ từ xuất hiện cho đến nay, cũng giống TQ.
Tuy nhiên có một điểm khác là giá hàng hóa VN vẫn tăng chứ không giảm như TQ !!??