Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, phát triển các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Bình Dương, với vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng phát triển, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Cùng Sen Vàng Group tìm hiểu thông tin về quy hoạch phát triển Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp Tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong bài viết dưới đây
Tổng quan chung về Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Bình Dương được xem là “miếng bánh ngọt” cho các nhà đầu tư với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Tỉnh này thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài và trong nước, đặc biệt là trong các ngành như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, và sản xuất điện tử. Sự hiện diện của các khu công nghiệp và khu công nghệ cao đã tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các tiêu chí Bình Dương đang nằm trong TOP 10
Nguồn: Senvangdata.com
GRDP 2022
Bình Dương xếp thứ 3 trong Top 10 Tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước 2022
Nguồn: Senvangdata.com
Bình Dương xếp thứ 5 về GRDP bình quân đầu người 2022
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
2023: GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng (năm 2022, đạt 166 triệu đồng)
Đầu tư công 2021 – 2025
Bình Dương xếp thứ 4 trong Top 10 Tỉnh, thành có Đầu tư công 2021-2025 cao nhất
Nguồn: Senvangdata.com
Đầu tư công cũng là điểm sáng, với tỉnh Bình Dương đã giải ngân hơn 14.047 tỷ đồng đến ngày 30/11/2023, đạt 64,4% kế hoạch tỉnh và 115,3% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một sự cam kết mạnh mẽ đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
FDI 2023
Bình Dương xếp thứ 9 trong 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước 2023
Nguồn: Senvangdata.com
Năm 2023, Tỉnh Bình Dương thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI
Thu NSNN 2023
Đến hết năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước tại Bình Dương ước đạt gần 73.300 tỷ đồng, đạt 98,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách năm 2023 ước thực hiện hơn 36.000 tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Bình Dương nằm trong Top 5 Thu NSNN 2023
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Cơ sở hạ tầng
Bình Dương là tỉnh nằm trong Top Tỉnh có Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước: Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch và tài chính. Toàn tỉnh có 100 chợ, 11 siêu thị, 7 trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Mạng lưới chợ nông thôn, chợ đầu mối được nâng cấp, sắp xếp, tạo thuận lợi cho việc mua bán và thúc đẩy giao lưu hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Phối cảnh nút giao Tân Vạn của đường Vành đai 3 nối TP.HCM với Bình Dương
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn lao động tại Tỉnh
Di cư: Bình Dương thu hút nhiều người di cư từ các tỉnh thành khác đến để tìm kiếm việc làm và cơ hội học tập tốt hơn. Tỷ suất nhập cư của Bình Dương năm 2021 là 35.6‰, đứng thứ nhất trong các tỉnh trong quy hoạch vùng, cho thấy Bình Dương thu hút lao động. Tỷ suất xuất cư của Bình Dương năm 2021 là 8.8‰, đứng thứ nhất trong các tỉnh quy hoạch vùng
Bình Dương xếp thứ 4 trong Top 10 Tình, thành có lực lượng lao động trên 15 tuổi
Nguồn: Senvangdata.com
Với vị trí địa lý chiến lược, Bình Dương thu hút lao động từ các địa phương khác đến Tỉnh để làm việc.
Lực lượng lao động trên 15 tuổi cao có thể mang lại một số lợi ích cho việc phát triển bất động sản tại tỉnh Bình Dương như: Nguồn lao động dồi dào, Nâng cao chất lượng lao động, Tăng cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp, Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương…
Một nguồn lao động trẻ có khả năng làm việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của các chủ đầu tư
Bình Dương xếp thứ nhất về thu nhập lao động bình quân
Nguồn: Senvangdata.com
Các ngành nghề ưu tiên trong ngành công nghiệp
Nguồn: Senvangdata.com
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
Chiến lược phát triển ngành
Khung chiến lược phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Bình Dương
Nguồn: Senvangdata.com
Hiện trạng đầu tư phát triển hạ tầng 27 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2022
Hiện trạng đầu tư phát triển hạ tầng 27 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2022
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện trạng đầu tư phát triển hạ tầng 27 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2022
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện trạng đầu tư phát triển hạ tầng 27 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2022
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tỉnh hiện có 2.085 doanh nghiệp đang hoạt động trong 27 khu công nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 80%. Các KCN tập trung chủ yếu ở 4 khu vực phía Nam là TP. Thuận An, Dĩ An, huyện Bến Cát và TX. Tân Uyên với mật độ phân bố tương đối dày đặc.
Về cụm công nghiệp, tính đến nay, hiện trên địa bàn tỉnh có 16 CCN đã được quy hoạch với tổng diện tích 1.010,16 ha. Trong đó, có 10 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích 648,29 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các CCN đi vào hoạt động khoảng 67,4%. Trong đó, đã có 4 CCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% (gồm CCN: Bình Chuẩn, An Thạnh, Tân Đông Hiệp, Thành Phố Đẹp), 01 cụm đã lấp đầy 90% diện tích đất công nghiệp (CCN Thanh An). Trong 10 CCN đang hoạt động, có 1 CCN được bổ sung vào quy hoạch, 1 CCN thực hiện theo lộ trình CCN được quy hoạch. Hiện có 4 CCN có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê của các CCN là 132,65 ha.
Các CCN vẫn chủ yếu tập trung ở phía Nam và phía Đông của tỉnh Bình Dương, và đang có xu hướng dịch chuyển về khu vực phía Bắc. Các CCN đi vào hoạt động phân bố chủ yếu tại thị xã Thuận An (03 CCN), thị xã Tân Uyên (04 CCN). Các CCN được quy hoạch mới, phần lớn được bố trí ở khu vực phía Bắc của tỉnh, trong đó có huyện Phú Giáo.
Một số khu công nghiệp lớn tại Tỉnh Bình Dương
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp
Mục tiêu tổng quát
Bình Dương có hệ thống khu công nghiệp tiên tiến, xuất sắc, đạt đẳng cấp và sức cạnh tranh quốc tế, là hình mẫu phát triển khu công nghiệp cho cả nước.
Mục tiêu cụ thể
– Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy chung các khu công nghiệp hoạt động đạt 64,74% vào năm 2025 và 93,11% vào năm 2030.
– Thời kỳ 2021-2030: phấn đấu thành lập, đầu tư 14 khu công nghiệp mới (trong đó có 4 KCN có trong Quy hoạch Quốc gia chuẩn bị đầu tư); các khu công nghiệp hoạt động đảm bảo cung cấp khoảng 18.000 ha (lũy kế đến năm 2030) đất công nghiệp-dịch vụ đầy đủ hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
– Thời kỳ 2031-2050:
+ Thành lập, đầu tư tối thiểu 06 khu công nghiệp mới;
+ Phấn đấu hoàn thành di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp trên địa bàn hai thành phố Thuận An và Dĩ An để chuyển đổi công năng khu công nghiệp phục vụ tái thiết không gian phát triển của tỉnh.
Dự báo nhu cầu phát triển Khu công nghiệp theo các giai đoạn
Tổng nhu cầu đất quy hoạch phát triển các khu công nghiệp mới đến 2050 khoảng 14.730 ha, kết hợp với khoảng 10.283 ha đất hiện trạng, tương đương khoảng 25.000 ha; trong đó đến năm 2030 khoảng 18.600 ha, dự trữ ngoài năm 2030 khoảng 6.400 ha;
– Nhu cầu phát triển bổ sung đất Khu công nghiệp để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế theo giai đoạn đến năm 2030 cần bổ sung thêm 8.300 ha; giai đoạn ngoài 2030 (2031-2050) khoảng 6.400 ha;
– Nhu cầu diện tích phát triển khu công nghiệp phục vụ cho nhu cầu di dời công nghiệp phía Nam khoảng 3.000 ha. Theo tính toán khu vực phía Nam có 6.200 ha đất sản xuất kinh doanh (khoảng 5.000 ha đất công nghiệp nằm ngoài khu cụm công nghiệp); 3 Cụm công nghiệp (Bình Chuẩn, An Thạnh, Đông Hiệp): 171,59ha; 6 KCN ( Bình Đường, Bình An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng thần 1,2, Đồng An) 732,98 ha; Dự kiến khoảng 50% có nhu cầu di dời lên phía Bắc. Đề xuất thu hút 2.000 ha vào khu công nghiệp và 1.000 ha vào Cụm công nghiệp.
– Nhu cầu bố trí diện tích khoảng 2.000 ha đất Khu đặc thù phục vụ phát triển các khu công nghiệp có tính chất hỗn hợp như Khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, khu khoa học công nghệ, khu công viên khoa học, khu đô thị công nghiệp dịch vụ và các khu sản xuất đặc thù khác… Vị trí, quy mô, chức năng đất khu công nghiệp cụ thể sẽ xác định trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư. Căn cứ vào chức năng sử dụng đất cụ thể và các quy định pháp luật có liên quan để quy định chức năng đất khu công nghiệp hoặc chức năng đất khác.
Phương hướng phát triển
Phát triển các khu công nghiệp tập trung, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển không gian các đô thị công nghiệp, các khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển không gian đô thị công nghiệp dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hạn chế phát triển công nghiệp lan tỏa, nhỏ lẻ, dàn trải.
Khai thác và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm hướng tới hạn chế các loại hình thâm dụng sử dụng đất, giá trị sản xuất không cao, dành diện đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả cao hơn.
Phát triển mới và mở rộng các khu công nghiệp theo hành lang phía Bắc đường Vành đai 4, khu vực phía Tây đô thị Bàu Bàng và khu vực phía Đông gắn với đường nối Bắc Tân Uyên – Phú Giáo.
Thu hút chuyển đổi các khu công nghiệp phía Nam lên phía Bắc, sử dụng quỹ đất sau khi di dời (sau năm 2030) sang các mục đích sản xuất tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao cấp vùng, cân đối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giao thông tại khu vực, sử dụng một phần cho mục tiêu phát triển đô thị.
Thực hiện quy hoạch 15 KCN đề xuất mới với tổng diện tích khoảng 10.000 ha; tiếp tục thực hiện 33 KCN theo QH173. Tổng số KCN đến năm 2050 trên địa bàn là 48 KCN với tổng diện tích khoảng 25.013 ha. Dự kiến:
– Giai đoạn 2021-2030: ưu tiên lấp đầy khoảng 1.161 ha diện tích KCN hiện trạng (trong đó có 03 dự án KCN mở rộng hoặc thực hiện giai đoạn 2 là KCN Rạch Bắp MR, KCN Nam Tân Uyên MR, KCN Đất Quốc MR,…), khoảng 2.906 ha diện tích KCN có trong quy hoạch quốc gia, đang và chuẩn bị đầu tư (bao gồm 06 dự án KCN chuyển sang từ QH173 (KCN Cây Trường, KCN VSIP III, KCN Tân Lập I, KCN Lai Hưng, KCN Tam Lập, KCN Bình Dương Riverside ISC) và 10 dự án KCN quy hoạch mới (giai đoạn 2023 – 2030 thực hiện khoảng 4.200 ha trong tổng số khoảng 6.800 ha). Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích đất công nghiệp dự kiến khoảng 18.600 ha.
– Giai đoạn 2031-2050: Hoàn thiện đầu tư hạ tầng, lấp đầy các KCN kỳ trước, bổ sung 05 KCN mới (KCN Bắc Tân uyên 4, KCN Bắc Tân Uyên 5, KCN Bàu Bàng 5, KCN Phú Giáo 1, KCN Phú Giáo 3). Như vậy, đến năm 2050, tổng sô KCN trên địa bàn là 48 KCN với tổng diện tích dự kiến khoảng 25.000 ha.
– Quy hoạch mới 5 KCN chuyên ngành là các KCN Lai Hưng về khoa học công nghệ (tại Bàu Bàng), KCN Vĩnh Lập về công nghiệp xanh, tuần hoàn (tại Phú Giáo), KCN Tân Lập I về công nghiệp gỗ (tại Bắc Tân Uyên) KCN Tam Lập về công nghiệp xanh, tuần hoàn (tại Phú Giáo) và KCN Dầu Tiếng 1 về công nghiệp phụ trợ (tại Bàu Bàng).
– Các KCN Bắc Tân Uyên 2, KCN Bắc Tân Uyên 1 (Bình Mỹ), KCN Dầu Tiếng 1A, KCN Phú Giáo 4, KCN Dầu Tiếng 5, KCN Bàu Bàng 3 (Cây Trường 2) sẽ ưu tiên phục vụ di dời doanh nghiệp giai đoạn 2023- 2030. KCN Bắc Tân Uyên 4 ưu tiên cho việc di dời các KCN phía Nam giai đoạn sau năm 2030..
Sơ đồ vị trí các KCN quy hoạch đầu tư trong thời kỳ 2021-2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Sơ đồ vị trí các KCN bổ sung mới đầu tư thời kỳ 2031-2050
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Phương án phát triển hệ thống cụm công nghiệp
Giữ nguyên hiện trạng 07 CCN hiện có theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 và các quyết định thành lập cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phương án phát triển CCN trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2031, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 7 CCN hiện trạng với tổng diện tích theo quy hoạch là 476,7ha.
Điều chỉnh loại bỏ 3 CCN hiện trạng (CCN Bình Chuẩn, CCN An Thạnh, CCN Tân Đông Hiệp) với tổng diện tích 171,59 ha và 01 CCN chưa triển khai (CCN Phước Hoà có trong Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12/01/2015) không còn phù hợp ra khỏi Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030.
Thời kỳ 2021- 2030: Bổ sung mới 23 CCN vào Phương án phát triển CCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích khoảng 1.617,59ha (Chi tiết danh mục các CCN xem tại bảng dưới). Như vậy đến năm 2030, tỉnh Bình Dương có tổng cộng 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch khoảng 2.100ha.
Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển mới thêm 10-15 CCN với diện tích khoảng 700ha. Đến năm 2050 có 40-45 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.800 ha.
Các khu công nghiệp nổi bật
1. Khu công nghiệp Mỹ Phước 3
Địa chỉ: Phường Thới Hòa và phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Tổng vốn đầu tư: 1.219,459 tỷ đồng
Quy mô diện tích chính xác của Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 là 999,7 ha.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
2. Khu công nghiệp Bàu Bàng
3. Khu công nghiệp VSIP II
Địa chỉ: huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Khu công nghiệp này được thành lập năm 2006 và do Công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore làm chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore
Quy mô diện tích: 2045 ha
Các ngành nghề ưu tiên: Sản xuất điện tử, điện máy, cơ khí, chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng,..
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
|
————————–