profile-tap-doan-nam-cuong-van-deu-dan-thu-lai-nghin-ty-moi-nam-du-thi-truong-bat-dong-san-downtrend-1-1685452956.jpeg

Sau đó, cố Chủ tịch Trần Văn Cường đã tiến hành thay máu cho Xuân Thủy, ông cho chuyển đổi hoạt động sang lĩnh vực bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển quy hoạch đô thị, với hàng loạt dự án khu đô thị được Xuân Thủy tham gia đầu tư tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định và mang về nhiều thành công nâng tên tuổi của công ty lên một tầm cao mới. Đến năm 1998, vốn điều lệ của Xuân thủy được tăng lên mức 595 tỷ đồng.

Năm 2005, công ty điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên 1.111 tỷ đồng. Hai năm sau, công ty chính thức mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng,  quy hoạch đô thị và đổi tên thành Tập đoàn Nam Cường. Trong đó, dự án nổi bật vào năm 2008 do Tập đoàn Nam Cường khởi công xây dựng là dự án đường Lê Văn Lương kéo dài 7,7 km nối từ Cửa ngõ phía Tây vào trung tâm Hà Nội.

Cũng trong năm 2008, vốn đăng ký của Nam Cường đạt 16.006 tỷ đồng. Đến năm 2010, trong sự phát triển của Nam Cường được đánh dấu bằng một nốt trầm khi mà ông Trần Văn Cường qua đời. Bà Lê Thị Thúy Ngà đã đứng ra thay chồng gánh cả công ty và tham gia vào sự kiện khánh thành dự án đường Lê Văn Lương. Giữ lại tất cả đau thương trong lòng bà Ngà và cô con gái lớn của vợ chồng bà là Trần Thị Quỳnh Ngọc đã tiếp quản và ngồi vào vị trí lãnh đạo, từ đây đưa Tập đoàn bước sang một trang mới.

profile-tap-doan-nam-cuong-van-deu-dan-thu-lai-nghin-ty-moi-nam-du-thi-truong-bat-dong-san-downtrend-1685452956.png

Đến tháng 4/2014, Tập đoàn Nam Cường lọt vào danh sách 20 gia tộc kinh doanh hàng đầu Việt Nam của Tạp chí Forbes Việt Nam. Tính đến cuối năm 2016, vốn đăng ký của Nam Cường đã tăng lên 4.500 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của bà Nga là 94%.

Mới đây, kết quả tài chính năm 2022 vừa được CTCP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội công bố. Theo đó, kết thúc năm 2022 công ty ghi nhận lãi 1.168 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2021. Dù lợi nhuận giảm nhưng Nam Cường Hà Nội ghi nhận điểm sáng khi cắt giảm mạnh dư nợ cho vay.

Theo đó, tính đến cuối năm 2022 tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm mạnh xuống 43%, trong khi cuối năm trước đang ở mức là 70,94%. Có thể nói đây là tỷ lệ nợ mà mọi công ty bất động sản đều mơ ước. Nhờ lãi hơn nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Nam Cường Hà Nội đạt 7.693 tỷ đồng – tăng mạnh so với năm trước.

Như vậy, nợ đến hạn phải trả của công ty là 3.308 tỷ đồng, giảm 1.583 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu giảm 259 tỷ đồng chỉ còn 338 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Tập đoàn đạt trên 11.000 tỷ đồng, ngang ngửa một số doanh nghiệp BĐS niêm yết như Văn Phú Invest (VPI), BĐS An Gia (AGG).

Theo thông tin từ HNX, cuối năm 2018 Nam Cường có phát hành một lô trái phiếu với mã NAMCUONG_BOND2018_01, thời hạn của lô này là 5 năm như vậy đến cuối năm 2023 lô trái phiếu này sẽ đáo hạn. Lô trái phiếu này có lãi suất là 9,5%/năm, giá trị lần đầu phát hành là 718 tỷ đồng, trong thời gian đang lưu hành lô trái phiếu này còn giá trị là 338,5 tỷ đồng.

Một số dự án đã làm nên tên tuổi của Tập đoàn Nam Cường.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay bộ sưu tập các dự án bất động sản Nam Cường của bà Thúy Ngà đã hình thành, bao gồm đa dạng các loại hình nhà ở, nghỉ dưỡng tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Phú Quốc hoặc Hải Phòng.

profile-tap-doan-nam-cuong-van-deu-dan-thu-lai-nghin-ty-moi-nam-du-thi-truong-bat-dong-san-downtrend-1685453147.jpeg

Dự án mà hiện nay được đánh giá là sang trọng bậc nhất thủ đô chính là dự án Khu đô thị Dương Nội với tổng diện tích lên tới 197ha được quy hoạch trên khu đất vàng với nhiều hạng mục gồm biệt thự, chung cư cao cấp, nhà liền kề, văn phòng cho thuê, shophouse nằm cạnh đường Tố Hữu.

Tiếp đến là Khu đô thị mới Phùng Khoang nằm trong quy hoạch tổng thể Khu đô thị mới Trung Văn - Từ Liêm, gần Trung tâm Đại hội Quốc gia và Dự án Làng Việt Kiều Châu Âu với quy mô diện tích rộng tới 46,01ha, phục vụ từ 3.000 - 3.500 cư dân.

Còn có Khu đô thị Cổ Nhuế với quy mô tổng diện tích là 17,6ha, vị trí khu đô thị nằm ở phía Tây trung tâm Hà Nội, khu đô thị này phục vụ cho 1.900 cư dân.

Khu đô thị phía Đông và khu đô thị phía Tây Hải Dương, nằm liền kề trung tâm Hải Dương với diện tích là 108 ha và 30 ha khu văn hóa truyền thống, dự án này sẽ là trung tâm mới của Hải Dương sau khi hoàn thiện.

Khu đô thị Hòa Vượng tại thành phố Nam Định được xây dựng ngay tại trung tâm Nam Định, tiếp giáp QL21 theo hướng đi Hà Nội và QL10 theo hướng đi Thái Bình, Hải Phòng. Ngoài ra, trên tuyến đường trên cũng được khởi công dự án Khu đô thị Thống Nhất và Khu đô thị Mỹ Trung cũng được tọa lạc ngay trung tâm thành phố Nam Định.

Trong lĩnh vực khách sạn, Tập đoàn Nam Cường cũng sở hữu nhiều khách sạn lớn gồm: 
+Khách sạn Nam Cường Hải Phòng được khai trương từ năm 1997.
+Khách sạn Nam Cường Nam Định.
+Khách sạn Nam Cường Hải Dương.
+Khách sạn và resort Nam Cường Đồ Sơn.
+Khách sạn Nam Cường Dương Nội.
+Khu tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Nam Cường Phú Quốc.