Được thành lập vào năm 1989 theo ý nguyện của người sáng lập - Ông Bùi Văn Phúc. Là một người yêu thời trang và có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời, anh quyết định mở công ty kinh doanh của riêng mình trong lĩnh vực thời trang. Phong cách thời trang của anh chính là nguồn cảm hứng khiến anh lựa chọn phân phối các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng tại thị trường thời trang Việt Nam. Hoang Phuc International đang tiến đến mở rộng và phát triển mô hình kinh doanh Omnichannel.
Ông Phúc đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Những chuỗi cửa hàng Hoàng Phúc đều trực thuộc Công ty TNHH Hoàng Phúc Quốc Tế.
Các thương hiệu toàn cầu như DR Martens, Replay, Ecko, Kappa, Skechers, Superga, United Color, Benetton, Sisley, Clarks… luôn được Hoàng Phúc International ưu tiên nhập khẩu quần áo, giày dép để phân phối tại thị trường Việt Nam.
Năm 1994, giày Dr.Martens - Anh lần đầu được lên kệ của Hoàng Phúc. Năm 2000, Replay - Ý đã được bán trong các cửa hàng. Năm 2004, là chuỗi cửa hàng quần áo Ekco đến từ châu Mỹ với nhiều dòng sản phẩm như Ekco Red, Marc Ekco, Zoo York. Năm 2006, Hoàng Phúc bán quần áo và giày dép thời trang Kappa của Ý. Sau này một vài thương hiệu nổi tiếng khác như Sisley, Benetton,... cũng được cho lên kệ.
Các thương hiệu thời trang ở Hoàng Phúc phục vụ cho người có thu nhập khá trở lên nên giá bán khá cao. Chuỗi bán sản phẩm dành cho nam giới, phụ nữ và trẻ em. Giày Kappa tại Hoàng Phúc giá trên 2 triệu đồng; giày của Clarks sẽ rơi vào tầm trên 4 triệu đồng. Áo khoác hãng này dù đã giảm 50% vẫn còn mức giá hơn 1 triệu đồng.
Hoàng Phúc có 93 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó có 43 cửa hàng tại Sài Gòn, 33 cửa hàng tại Hà Nội. Số còn lại được đặt tại một số thành phố lớn. Các cửa hàng tại Hoàng Phúc thường tọa lạc tại những vị trí đắc địa và đáng mơ ước.
Tại TP.HCM, Hoàng Phúc đánh tập trung vào nơi đông đúc như quận 1, với 25 cửa hàng, trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, Lê Duẩn và Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Một cửa hàng khác ở góc Hai Bà Trưng rất rộng, có 2 mặt tiền,đây cũng là cửa hàng lớn nhất TP. HCM. Nơi đây tập trung hầu hết các thương hiệu, bày bán nhiều loại giày, dép, quần áo đến từ nhiều thương hiệu khác nhau trên thế giới. Tại quận 3, cửa hàng Hoàng Phúc cũng chiếm vị trí đắc địa. Đơn cử như cửa hàng nằm ngay ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngay cạnh Dinh Độc Lập.
Tại Hà Nội, Hoàng Phúc tập trung tại những vị trí có tầm nhìn hợp lý, trong các trung tâm thương mại lớn. Hoàng Phúc đã có mặt tại các tỉnh thành lớn như Bình Dương, Biên Hòa, Cần Thơ, Nha Trang, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Theo báo cáo mà Hoàng Phúc đưa ra, năm 2022 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 83% so với mức 11 tỷ của năm 2021, chỉ còn 1,9 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 98,35% xuống 8,12%.
Vốn chủ sở hữu của Hoàng Phúc năm 2022 đạt trên 23 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2021. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu cũng tăng lên mức 19,66 lần.
Trái phiếu vốn chủ sở hữu đang lưu hành tăng từ 0 lên 0,48 lần. Sở dị nợ của Hoàng Phúc tăng lên là do công ty đã huy động 11 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 24 tháng hồi tháng 8/2022, nhưng lãi suất cố định là 12,5% , ngày đáo hạn là 30/8/2024.
Gói trái phiếu Hoàng Phúc là trái phiếu không chuyển đổi, được đảm bảo bằng 6,3 triệu cổ phiếu Hoàng Phúc do ông Bùi Văn Phúc nắm giữ. Đơn vị đứng tên đăng ký và niêm yết trái phiếu này là CTCP Chứng khoán APG (APG). Tổng giá trị các khoản bảo lãnh là 150,6 tỷ đồng.
Năm 2016, vốn đăng ký của Công ty Hoàng Phúc đạt 150 tỷ đồng. Danh sách thành viên gồm ông Bùi Văn Phúc nắm giữ 80%, bà Lê Thị Ngọc Linh nắm giữ 20% còn lại. Đáng chú ý, ông Phúc và bà Linh đăng ký cùng một hộ khẩu thường trú.
Điều đáng nói, trong giai đoạn từ 2017 đến 2021, Công ty Hoàng Phúc ghi nhận doanh thu sụt giảm theo chiều thẳng đứng. Từ khoảng 756 tỷ đồng năm 2017 sẽ giảm xuống còn 723 tỷ đồng năm 2018, 270 tỷ đồng năm 2019, 60 tỷ đồng năm 2020 và bằng 0 vào cuối năm 2021.
Doanh thu lao dốc nên lợi nhuận của Hoàng Phúc cũng trồi sụt. Công ty ghi nhận lãi sau thuế 7 tỷ đồng năm 2017, giảm còn gần 810 tỷ đồng năm 2018, 267 tỷ đồng năm 2019, lỗ 112 tỷ đồng năm 2020 trước khi chạm mốc 0 đồng vào năm 2021.
Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu mà Hoang Phuc International mang lại chỉ tạo ra 0,005 đồng lợi nhuận. Nhưng ở một mức độ nào đó, lợi nhuận khiêm tốn sẽ giảm bớt gánh nặng thuế mà các công ty phải nộp mỗi năm, dù doanh thu có cao đến hàng trăm tỷ đồng.