Đậu tương là nguồn dinh dưỡng quan trọng, giàu protein và chất béo lành mạnh, được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm: Dầu đậu tương, Bột đậu, sữa đậu nành, đậu phụ,.. ; sản xuất thức ăn chăn nuôi và ứng ứng trong công nghiệp: nhiên liệu sinh học (biodiesel);...
Đậu tương là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng và được giao dịch phổ biến trên thế giới. Hợp đồng tương lai đậu tương được niêm yết trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT - Chicago Board of Trade), một phần của Tập đoàn CME Group, là công cụ tài chính quan trọng giúp các nhà sản xuất, thương nhân và nhà đầu tư quản lý rủi ro và đầu tư vào thị trường nông sản. Hiện Đậu tương tại Sàn CBOT đang được cấp phép liên thông đầu tư qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
I. Phân tích cơ bản
1. Cung – Cầu
Dữ liệu báo cáo Cung - Cầu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy: Sản lượng và dự trữ đậu tương tiếp tục giảm trong tháng 1, cả ở Mỹ và trên toàn cầu.
Theo báo cáo hàng tháng của Hiệp hội Ép dầu Quốc gia Mỹ (NOPA), sản lượng ép đậu tương lấy dầu trong tháng 12/2024 đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, dự trữ dầu đậu tương của Mỹ trong giai đoạn này ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Dữ liệu mới nhất cho thấy mức dự trữ của tháng 12 vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm.
Thời tiết khô hạn kéo dài tại Brazil và Argentina tiếp tục làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, khiến vấn đề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các lô hàng xuất khẩu đậu tương trong 4 tuần vừa qua vào Trung Quốc không đáng kể ( dữ liệu từ USDA và Lineups), nó sẽ tăng lên từ giai đoạn tháng 2 - tháng 5 và tác động lớn đến nguồn cung của Mỹ và toàn cầu.
2. Tính chất biến động gia theo mùa vụ
Thu hoạch của khu vực Nam Mỹ sẽ kết thúc vào khoảng giai đoạn tháng 2-3. Đây là giai đoạn giá Đậu tương “tạo đáy" và thường có giai đoạn tăng cao hơn sau đó.
II. Phân tích kỹ thuật
Khung tháng (M): Giá đậu tương đang tiệm cận kênh tăng giá từ năm 2002, đồng thời đây là cũng là vùng giá hỗ trợ cứng và giá đã có 4-5 tháng đi ngang tích lũy.
(Đậu tương (ZSEH25) - Khung Tháng; nguồn: Tradingview; Tư vấn: 0702 892 666)
Khung tuần (W): Mặc dù xu thế giá vẫn biến động trong kênh Giảm hình thành từ đỉnh 1800 (năm 2022) nhưng nó vẫn giữ được vùng nền quan trọng 94x-95x như phân tích ở khung tháng hình thành một mô hình tam giác tích lũy dài hạn – xu hướng tích lũy đang hướng về “chóp mô hình” và biên độ thu hẹp dần chờ đợi cho sự bứt phát trong tương lai gần.
Chỉ báo RSI cho thấy động lượng tăng dần, với đường RSI đã vượt qua mốc 50, củng cố thêm quan điểm về xu hướng tích lũy và tiềm năng tăng giá.
Khung ngày (D): Trong 1 xu hướng tích lũy ngắn hạn hơn trên khung Daily, giá đã vượt qua kênh giảm ngắn hạn và sẽ kiểm tra tiếp tục vùng kháng cự 1070.
Với các tín hiệu tích cực từ đa khung thời gian. Nhận định đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp để Nhà đầu tư vào “bắt đáy”.
(Đậu tương (ZSEH25) - Khung Ngày; nguồn: Tradingview; Tư vấn: 0702 892 666)
Kết luận: Các yếu tố cơ bản và Kỹ thuật đều đang ủng hộ việc tăng giá với Đậu tương giai đoạn quý I đến quý II/2025. Ở một nền giá tốt và có sự tích lũy dài hạn, việc đầu tư Đậu tương giai đoạn này được đánh giá tiềm năng sinh lợi nhuận cao với tỷ lệ rủi ro thấp và hoàn toàn có thể quản trị.
Nhà đầu tư quan tâm có thể tham khảo đầu tư Đậu tương niêm yết tại Sở giao dịch hàng hóa CBOT – Mỹ đang được cấp phép liên thông trực tiếp qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), Bộ Công Thương cấp phép.Thông tin chi tiết (Vốn tối thiểu, Vùng mua bán/ Vùng quản trị lệnh, tỷ suất lợi nhuận,…) kết nối trực tiếp. Điện thoại/Zalo: 0702 892 666.
Đầu tư Hàng hóa tại Việt Nam được kết nối liên thông giao dịch trực tiếp với các Sàn giao dịch hàng hóa lớn với lịch sử lâu đời trên thế giới được cấp phép và quản lý bởi Bộ Công Thương. Với nhiều lợi thế như: Mua bán 2 chiều; Thanh toán T+0; Thanh khoản cực cao; Đặc biệt: 0% lãi vay (Margin). Rất nhiều NĐT đã tìm đến Đầu Tư Hàng Hóa là một kênh tối ưu để phân bổ vốn - Gia tăng cơ hội đầu tư lợi nhuận cao.