Đầu tiên chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng talents (nhân viên tài năng) là thứ cần thiết nhất trong mọi công ty để phát triển, là lời giải cho mọi vấn đề về tăng trưởng hay văn hóa công ty. Nhiều người bảo rằng tiền quan trọng hơn, nhưng Nokia hay Yahoo lụn bại hoàn toàn không phải vì thiếu tiền. Facebook trở thành unicorn không phải nhờ có cả đống tiền ngay từ lúc bắt đầu.

Netflix thậm chí từng bảo: "Chúng tôi sẽ không tăng trưởng cho đến khi tìm được người phù hợp." và họ làm vậy.

Có rất nhiều người hỏi mình làm thế nào để tìm sếp giỏi để theo, nhân viên giỏi để tuyển... Giỏi là định nghĩa rất phức tạp, và người giỏi cũng cần thời gian để bạn tìm hiểu và tuyển.

talentmanagement-1637992433.jpg
 

Dưới đây mình liệt kê 5 tiêu chí chung nhất ở những anh chị giỏi mình gặp và học hỏi, kèm theo là 1 vài ví dụ, thử xem :))

***Định nghĩa 'người giỏi' của mình là những người thật sự giải quyết được vấn đề mà không ai hoặc rất ít người giải được. Đây là giá trị cốt lõi nhất. Talents đôi khi không hẳn sẽ được mọi người thích, nhưng họ chắc chắn luôn có được sự tôn trọng nhất định từ tất cả mọi người.

1. Integrity (tính trung thực, thẳn thắng)

Một trong những đức tính mà các sếp lởm khởm hay có nhất là 'tự lừa dối bản thân' với sự thật tốt đẹp phù phiếm, tránh nói về điểm xấu và cực kỳ lười đào sâu vào chi tiết.

Cách test mình rất đơn giản: Hãy hỏi thật chi tiết vào một vấn đề khó khăn, liên tục xoáy sâu vào đến khi chạm đến cái đáy không-thể-giải-quyết.

- Sếp giỏi sẽ nói 'Hm... anh cũng không biết nữa. Có cách nào để chúng ta giải quyết vấn đề này không?"

- Sếp dở sẽ nổi giận. Thế!

Người giỏi tập trung vào giải quyết vấn đề. Người dở tập trung vào bảo vệ bản thân.

2. Don't say the big words too much (Không nói những định nghĩa lớn lao quá nhiều):

Có một sự khác biệt rất lớn những sếp nói về strategy và những sếp thích chém ác, đó là giai đoạn thực thi.

- Khi thực thi, làm với sếp giỏi sẽ rất ít khi đổi định hướng, vì strategy được xây dựng vững chắc và tính toán đầy đủ.

- Sếp dở thì lụm dăm ba câu đâu đó trên mạng về nói, brief đổi liên tục, team thực thi mệt mỏi đoán ý sếp và thường kết thúc bằng "Các em không hiểu ý anh à?"

Thề, em cá anh còn đếch hiểu anh muốn gì nữa huống hồ là em. If you understand it well, you can explain it simple.

3.Active listener (Giỏi cho việc lắng nghe và đặt câu hỏi):

Vấn đề này cũng khá dễ thấy.

Nếu bạn thi thoảng hỏi sếp 1 câu, thay vì thật sự tìm hiểu vần đề là gì, sếp giảng cho bạn một bài đông tay kim cổ chả liên quan gì đến vấn đề đang gặp phải. 90% thời gian là sếp nói, 10% là bạn dạ theo. Kết thúc bạn vẫn chả hiểu phải làm gì...

Lắng nghe khó hơn nói rất nhiều. Nói chỉ là lặp lại thứ bạn đã biết, nghe là học thêm thứ bạn chưa biết.

Mình đánh giá rất cao tất cả mọi người có thể đặt câu hỏi hay. Một câu hỏi xuất sắc thật sự đáng giá rất nhiều.

Tương tự như yếu tố 2: sếp giỏi tập trung vào việc đào sâu giải quyết vấn đề, sếp lởm khởm thích thể hiện bản thân không cần thiết.

4. Stay humble, low-key and focused (Khiêm tốn và tập trung)

Người giàu không khoe tiền, người giỏi không khoe chức.

Người giàu khoe kiến thức, người giỏi khoe cách giải quyết vấn đề.

5. ...everywhere (Và ở bất kì đâu...)

Mình tìm thấy các em/ bạn/ anh/ chị giỏi ở khắp mọi nơi, từ quán ăn đến họp BOD. Đừng chỉ học ở các vị nổi tiếng trên Faceboọk, tiền bạc đầy post, chung cư xe hơi toán loạn. Cũng đừng chỉ mãi theo đuổi các Shark hay các chủ tịch trên CafeF. Hãy thật sự cảm nhận, khiêm tốn và học hỏi, bạn sẽ nhìn thấy những con người khiêm tốn nhưng đầy tài năng.

Người giỏi có thể ở bất kì đâu. Và ở Sài Gòn này, có khi bạn còn chẳng phân biệt được đâu là Chủ tịch, đâu là ông lái xe ôm ấy chứ!

Nguồn: Phan Dinh Manh