Tính đến cuối 2024, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng là hơn 227.100 tỉ đồng, giảm gần 10% so với cuối năm 2023.
Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm về 1,9% tổng dư nợ, trông thì ổn. Nhưng..
Cái đang tăng mạnh chính là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
+ Nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn): tăng nhẹ gần 2%
+ Nợ nhóm 4 (nghi ngờ): giảm 8%
+ Nhưng nợ nhóm 5? Tăng tới 45%, lên hơn 131.000 tỉ đồng.
Nếu cộng thêm cả Agribank thì con số này gần chạm mốc 154.000 tỉ.
👉 Vậy là trong lúc tổng nợ xấu có vẻ được “kiểm soát”, thì phần nguy hiểm nhất lại đang âm thầm phình to. Đây là phần nợ mà khả năng thu hồi gần như bằng 0.
----
Nhìn vào nhóm Big4 cũng không ngoại lệ, dù họ là những ngân hàng vốn vẫn được đánh giá là “ổn định”.
Agribank: Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,89% còn 1,68%, nhưng riêng nợ có khả năng mất vốn tăng thêm gần 2.900 tỉ, lên 22.637 tỉ đồng.
Vietcombank (VCB): Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, nhưng nợ nhóm 5 tăng 29%, chạm mức hơn 10.000 tỉ.
BIDV: Tổng nợ xấu tăng lên hơn 29.000 tỉ, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,25% lên 1,41%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 52%.
VietinBank (CTG): Tăng gần 1.400 tỉ nợ xấu trong năm, nợ nhóm 5 tăng mạnh hơn 42%.
Nhìn chung, tất cả vẫn nằm trong “ngưỡng an toàn” về mặt con số công bố, nhưng rõ ràng chất lượng tài sản đang xấu đi.
Một số cái tên nổi bật khác cũng đang “gánh” nợ nhóm 5 nhiều hơn:
+ Sacombank: Nợ xấu tăng 18%, riêng nợ mất vốn tăng gần 4.000 tỉ
+ VPBank: Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 5% còn 4,2%, nhưng nợ nhóm 5 lại tăng 40%
+ VietBank: Nợ nhóm 5 chiếm tới 58% tổng nợ xấu, cho thấy cấu trúc đang xấu dần
Vậy điều này nói lên điều gì?
Tỷ lệ nợ xấu “bề nổi” đang được làm đẹp, nhưng chất lượng tài sản thực tế có thể đang yếu đi vì phần nợ xấu tệ nhất (nhóm 5) lại tăng nhanh. Rủi ro tín dụng vẫn còn cao, nhất là khi nền kinh tế chưa hồi phục rõ ràng, lãi suất dù giảm nhưng doanh nghiệp và cá nhân vẫn còn thận trọng. Các dự báo tài chính trước tháng 4/2025 có thể không còn phù hợp, khi thế giới đang biến động liên tục (như thuế quan Mỹ mới công bố, v.v...)
Theo dự báo của Mirae Asset, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2025 có thể cải thiện nhẹ, nhưng cũng cảnh báo rõ rằng khó có thể quay về “thời hoàng kim” trước 2020. Nói cách khác, các ngân hàng phải chấp nhận sống chung với mức nợ xấu “trên trung bình” một thời gian nữa.