Bắc Kinh đang nỗ lực giành niềm tin từ Dhaka bằng các biện pháp ngoại giao y tế. Chẳng hạn, chỉ định bốn bệnh viện ở Côn Minh dành cho bệnh nhân từ Bangladesh, mở các chuyến bay trực tiếp từ thủ đô Dhaka đến Côn Minh để tiện đi lại, xây tặng bệnh viện miễn phí, đầu tư vào ngành y tế và công nghiệp dược Bangladesh…
Hàng trăm ngàn người Bangladesh đã ra nước ngoài để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn, phần lớn trong số họ đến Ấn Độ. Năm 2019, lượng khách du lịch Bangladesh đến Ấn Độ đạt đỉnh với hơn 2,5 triệu lượt, những người đi vì mục đích y tế chiếm 15,4% số này. Con số này thậm chí lên đến 25,6% trong những năm sau. Tuy vậy, điều này khó có thể lặp lại trong năm 2025.

...
“Cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc đối với cơ hội này chắc chắn đã tạo thêm một khía cạnh mới cho ngoại giao y tế khu vực,” ông Md. Shahabul Haque, giáo sư Khoa Nghiên cứu Chính trị tại Đại học Khoa học và Công nghệ Shahjalal nói với Nikkei Asia. Ông cũng là Tổng Thư ký Hiệp hội Cựu sinh viên Bangladesh – Trung Quốc.
Ấn Độ vốn là điểm đến hàng đầu của người Bangladesh tìm kiếm điều trị y tế ở nước ngoài do có mối quan hệ văn hóa gần gũi, đồ ăn quen thuộc và trong một số trường hợp có sự tương đồng về ngôn ngữ. Tuy vậy, điều này khó có thể lặp lại trong năm 2025.
...
“Cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc đối với cơ hội này chắc chắn đã tạo thêm một khía cạnh mới cho ngoại giao y tế khu vực,” ông Md. Shahabul Haque, giáo sư Khoa Nghiên cứu Chính trị tại Đại học Khoa học và Công nghệ Shahjalal nói với Nikkei Asia. Ông cũng là Tổng Thư ký Hiệp hội Cựu sinh viên Bangladesh – Trung Quốc.
Ấn Độ vốn là điểm đến hàng đầu của người Bangladesh tìm kiếm điều trị y tế ở nước ngoài do có mối quan hệ văn hóa gần gũi, đồ ăn quen thuộc và trong một số trường hợp có sự tương đồng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, những người Bangladesh giàu có cũng đến Singapore và Thái Lan để điều trị.
Trung Quốc cũng đang để mắt đến hệ thống y tế của Bangladesh. Bắc Kinh sẽ viện trợ 138,2 triệu đô la cho ngành y tế Bangladesh và sẽ tặng một bệnh viện 1.000 giường nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, theo lời bà Nurjahan Begum, cố vấn của chính quyền lâm thời Bangladesh hôm 20-4. Ông Diêu Văn (姚文 – Yao Wen) – Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh – nói rằng Trung Quốc sẵn sàng xây dụng bốn bệnh viện lớn tại đất nước Nam Á này.
Ông đại sứ cũng xác nhận rằng Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (王文涛 – Wang Wen Tao) sẽ sớm thăm Bangladesh cùng với phái đoàn 100 nhà đầu tư nhằm khám phá các cơ hội mới, trong đó có việc xem xét xây dựng thêm các bệnh viện.
Những khoản đầu tư như vậy là rất quan trọng do hệ thống y tế của Bangladesh còn kém phát triển. Năm 2019, cả đất nước Bangladeh chỉ có 54.660 giường bệnh tại 255 bệnh viện công cho 164,9 triệu dân số vào thời điểm đó, theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Bangladesh.
Sự hỗ trợ này cũng có thể mang lại khoản tiết kiệm đáng kể cho bệnh nhân.
“Công dân Bangladesh chi hơn 5 tỉ đô la hàng năm cho việc điều trị y tế ở nước ngoài, và con số này có thể giảm xuống còn 1 tỉ đô la nếu chúng ta phát triển hệ thống bệnh viện của mình,” ông Ahsan H. Mansur, Thống đốc Ngân hàng Trung ương mới của Bangladesh, phát biểu tại một sự kiện ở Dhaka tháng 12-2024.
Trung Quốc cũng có cơ hội lớn để đầu tư vào ngành dược phẩm đang phát triển của Bangladesh, giáo sư Mustafizur Rahman thuộc Trung tâm Đối thoại Chính sách nhận định.
“Công nghiệp dược phẩm của Bangladesh chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu trị giá 1,4 tỉ đô la, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Phần lớn thiết bị y tế cũng đến từ Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc có thể đầu tư không chỉ vào bệnh viện mà còn vào sản xuất dược phẩm hoạt chất (API), thiết bị y tế và các vật tư y tế khác, nhắm vào cả thị trường trong nước và nước ngoài,” ông nói.
“Nếu Trung Quốc đầu tư vào ngành dược Bangladesh, API được sản xuất trong nước, các công ty dược phẩm của Bangladesh – hiện đang đáp ứng 97% nhu cầu thị trường nội địa trị giá 4 tỉ đô la – sẽ tiếp cận API thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn”, Rahman giải thích.
Bangladesh sản xuất thuốc đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu và các công ty dược phẩm Bangladesh hiện xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, Bangladesh sẽ mất quy chế “quốc gia kém phát triển” vào tháng 11-2026, nghĩa là họ sẽ cần mua bằng sáng chế cho một số loại thuốc mà nước này sản xuất, bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không ưu tiên nữa. Điều này sẽ tác động dây chuyền đến chi phí sản xuất.
“Chúng tôi cần FDI để giải quyết tình trạng này,” ông Mustafizur Rahman nói.
P.S.: Có lần, tôi đã đăng câu chuyện về sức hút của ngành y tế Việt Nam, cụ thể là TP.HCM, với bệnh nhân người Campuchia. Nếu bạn ra khu Phan Xích Long những ngày cuối tuần, bạn sẽ thấy nhiều xe buýt đổ khách xuống các khách sạn ở đây. Đích đến của những đoàn khách này là Bệnh viện Hoàn Mỹ. Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ Campuchia ở Phnom Penh nói rằng họ sang thành phố làm phẫu thuật thẩm mỹ... Nhưng tôi nghĩ Việt Nam vẫn chưa biết làm thế nào để hình thành "ngoại giao y tế".
----------------
Toàn bài ở trong link: https://bsamedia.vn/trung-quoc-siet-chat-quan-he-voi-bangladesh-bang-ngoai-giao-y-te/https://bsamedia.vn/trung-quoc-siet-chat-quan-he-voi-bangladesh-bang-ngoai-giao-y-te/