Vài tháng trước, Trần Minh Ngọc (bác này có trong group mình) cũng đã có hỏi tôi để viết một bài tổng quan về sự phát triển của ngành công nghiệp nặng Việt Nam. Trước đó, tôi không chuyên về vấn đề này, với sự hiểu biết của tôi hiện tại về ngành luyện thép, hôm nay tôi có một bài viết nhỏ về một góc nhành công nghiệp nặng Việt Nam: năng lực sản xuất thép hiện tại của Việt Nam.
Trước hết, hãy quên đi những con số về GDP (bình quân đầu người cũng như PPP), trước khi kết thúc WWII, ức mạnh của một quốc gia được tính không chỉ dựa trên thu nhập quốc dân, nhưng cũng được tính bằng những tấn thép được tạo ra, có bao nhiêu mét khối dầu được tạo thành phẩm thông qua nhà máy dầu, có bao nhiêu kWh điện được tạo ra. Không có công nghiệp nặng, đặc biệt là thép, bạn chẳng thể làm được gì cả!
Hình 1: Tổng quan quá trình luyện thép, từ quảng sắt đi đến những tấm thép.
Giống như những quốc gia khác, ngày nay, ở Việt Nam, có 2 cách thông thường để tạo ra thép thô: Theo cách truyền thống đi từ Lò cao (BF) -> Lò thổi Oxy (BOF) -> Dây chuyền đúc liên tục để có được các tấm, hoa và phôi như các sản phẩm đúc. Trong trường hợp chế tạo thép cán nóng (HRCs), nó sẽ yêu cầu một máy cán nóng với máy cán để làm cho các tấm mỏng hơn, sau đó bộ thu hồi sẽ biến chúng thành HRC. Ở Việt Nam ngày nay, hiện tại, Formosa Hà Tĩnh và Tổ hợp sản xuất gang thép Dung Quất đang sử dụng lò cao để tạo ra thép thô và HRC.
HRC sẽ là đầu vào của các nhà máy sản xuất thép tấm, với dây chuyền tẩy gỉ (cộng với nhà máy tái sinh axit trong trường hợp cần thiết), các nhà máy cán nguội (để chuyển đổi HRC thành thép cán nguội (CRC), nhúng mạ kẽm (với các thiết bị nắn phẳng và có thể là các máy đánh bóng bề mặt) để thu được các tấm thép mạ kẽm nhúng nóng ("tôn mạ"). Rất nhiều công ty sản xuất thép tấm như Hoa Sen hay Tôn Đông Á đang sử dụng loại công nghệ này.
Cách sản xuất thép thô thứ hai là bằng Lò điện hồ quang (EAF), thường được sử dụng ở miền Nam Việt Nam bởi một bài công ty như Thép Pomina, VNSTEEL và Thép Tung Ho.
Hình 2: Những nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới năm 201, theo Hiệp hội Thép Thế giới.
Gần đây, Hiệp hội Thép Thế giới đã xuất bản một dữ liệu thống kê dưới tiêu đề "Số liệu thép thế giới năm 2020" cùng với Inforgraphic. Theo dữ liệu thống lê của họ, vào năm 2019, Việt Nam sản xuất được 20,1 triệu tấn thép thô, xếp hạng 14 trên thế giới, cao nhất trong các quốc gia ASEAN và có thể so sánh với các quốc gia Châu Âu như Ý và Ukraina. Cũng vậy, với sản lượng thép thô là 20,1 triệu tấn, Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả Pháp, Anh Quốc và Tây Ban Nha là 3 quốc gia đã công nghiệp hóa hoàn toàn ở Châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc thực sự là nhà vô địch thế giới về năng lực sản xuất thép: 996,3 triệu tấn (2019).
Hình 3: Dữ liệu sản lượng thép thô hàng tháng của Việt Nam và một vài quốc gia (Tháng 1/2019- tháng 4/2020)
Mặt khác, nếu chúng ta so sánh sản lượng thép thô hàng tháng, từ tháng 1/2019 - tháng 4/2020, Việt Nam chắc chắn cao hơn một số quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia Châu Âu, với khoảng 2 triệu tấn thép được sản xuất hàng tháng.
Hình 4: Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam, với chiều cao 461,3 m.
Với sự gia tăng về năng lực sản xuất thép, số lượng tòa nhà tăng vọt, nhiều nhà máy và phân xưởng lớp ngói bằng những tấm thép đã được ra đời. Không còn ghi ngờ gì nữa,ngành công nghiệp thép thực sự đang mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam.
Với bài viết của tôi hôm nay, hy vọng bạn đọc sẽ biết nhiều hơn về "vị trí thực sự" của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Một lần nữa, cảm ơn rất nhiều và trân trọng.
Bài viết của Andrew Dang, được dịch từ Quora
Năng lực sản xuất thép Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ ngành thép của thế giới?
16:47 13/07/2020