Trước lễ, khi tin GDP, PCE của Mỹ ra, từ Đình Lạm được nhắc đến nhiều.

Nhiều bạn nhắn tin hỏi Đình lạm là gì, liên quan gì đến Việt Nam mà các anh cứ phân tích, thị trường có ổn hay không để em còn đi nghỉ lễ chữa lành 

Theo mình thì đơn giản như sau:

Đình thì là đình đốn, nghĩa là tăng trưởng GDP lẹt đẹt

Lạm là Lạm phát cao, CPI, PCE cao hơn mục tiêu cả gang tay.

Cộng cả hai cái lại thì nói tắt là Đình lạm

Đình Lạm Stagflation là một giai đoạn mà các NHTW phải lựa chọn 1 biến số để giải và đó là Lạm Phát, còn GDP thì sau giai đoạn tăng trưởng nóng có lẹt đẹt chút cũng OK

Như vậy là câu nói của Powell Higher for Longer vẫn lại tiếp tục đúng về lãi suất, và những tiền đạo chỉ chực xông lên của khi tiền vệ vẫn chưa phất bóng đã lại việt vị 

Mà thôi, đó là chuyện nước Mỹ, lan quyên gì tới VN ?

Cũng lan quyên kha khá đấy.

Về tỷ giá - Giá của tiền với các ngoại tệ khác

Bạn sẽ làm gì nếu chỉ gửi USD lãi suất đã 5%, mua sớm từ đầu năm thì còn được thêm 4% khi đó tỷ giá USD/VND chưa lên trần như bây giờ ?

Từ cuối năm ngoái, khi phân tích về khối ngoại rút ròng, có bạn đã nói là an tâm, chỉ rút về đóng sổ chia thưởng xong nó sẽ quay lại.

Mình thì chưa bao giờ tin mọi việc nó đơn giản như vậy, nước luôn chảy chỗ trũng, và dòng vốn đang vẫn đang chảy, đặc biệt là những nơi có chính sách tiền tệ độc lập như chúng ta thì dòng nước sẽ lại càng siết.

Về lạm phát : Giá của hàng hoá và dịch vụ

Tại VN tỷ giá gắn khá chặt với lạm phát, tỷ giá tăng gây áp lực với lạm phát và các con số tháng 4 vừa rồi đã cho thấy mức 4-4,5% sẽ khá mong manh 

Và nếu tỷ giá và lạm phát đều bị ảnh hưởng thì sẽ dẫn chúng ta đến đầu mối cuối cùng mà ai cũng hay nói tới đó là LÃI SUẤT.

Xem ra những việc ở Mỹ xa xôi mà lại rất là gần gụi là như vậy, chứ còn tăng giảm vài phiên của Mỹ với tăng giảm vài phiên ở VN có lan quyên hay không thì đa phần dự đoán cho nó vui thôi 

Mới nghỉ mấy có mấy hôm, ngồi xem tin và đọc chỉ số thấy căng thẳng quá, vớ vẩn lại cần phải tiếp tục chữa lành