Chính phủ Mỹ sẽ cho phép các công ty công nghệ của nước này làm việc với Huawei để xây dựng tiêu chuẩn quốc tế 5G, Facebook khai trương dịch vệ chuyển tiền WhapsApp Pay ở Brazil, Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve thông báo sẽ bắt đầu mua trái phiếu của một số công ty nhất định... là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Kinh Tế và Thị Trường
Cục dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve thông báo sẽ bắt đầu mua trái phiếu của một số công ty nhất định. Chương trình này sẽ tồn tại song song với việc mua các quỹ giao dịch điện tử ETF dành cho trái phiếu và một số trái phiếu tín dụng hạng thấp. Jerome Powell giải trình trước quốc hội việc Federal Reserve sẽ dùng tất cả mọi phương tiện tài chính để giúp nền kinh tế phục hồi, nhưng cục dữ trữ liên bang sẽ không hóa thành “voi” trong thị trường tài chính, ám chỉ tầm ảnh hưởng của Fed không vượt quá giới hạn.
Chính phủ Mỹ sẽ cho phép các công ty công nghệ của nước này làm việc với Huawei để xây dựng tiêu chuẩn quốc tế 5G. Thông báo này là động thái giảm nhẹ sức ép của Mỹ lên tập đoàn viễn thông của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tầm hoạt động, quy mô doanh nghiệp, cũng như chiều sâu chuyên môn làm cho Huawei trở nên quan trọng trong việc hình thành luật 5G quốc tế. Thế nhưng, thông báo này cũng đưa ra khi việc dẫn độ cựu quan chức cấp cao của Huawei, bà Meng Wanzhou, vẫn chưa được giải quyết, trong khi 2 người đàn ông Canada vừa bị cáo buộc làm gián điệp trong tuần qua.
Robert Lighthizer, trưởng đại diện thương mại Mỹ, xác nhận việc nước này đã rút khỏi bàn đàm phán về việc đánh thuế các công ty công nghệ tại châu Âu. Nhà Trắng cho rằng việc đánh thuế này là thiếu cân đối khi các công ty của Mỹ như AppleGoogle phải chịu thuế cao hơn. Đi kèm với thông báo cũng là lời cảnh cáo việc Mỹ sẵn sàng đáp trả nếu EU vẫn muốn áp đặt lệnh thuế mới.
Facebook khai trương dịch vệ chuyển tiền WhapsApp Pay ở Brazil, cho phép người dùng chuyển tiền bằng cách gắn thẻ tín dụng với ứng dụng hội thoại này. Đây không phải lần đầu tiên Facebook muốn mở thị trường giao dịch qua ứng dụng hội thoại, khi công ty này không thành công với kế hoạch tương tự ở Ấn Độ do sự phức tạp về luật pháp.
Chỉ số bán lẻ ở Mỹ tăng vọt 17,7% trong tháng năm, gấp đôi so với dự kiến của nhiều chuyên gia. Thế nhưng, hiệu ứng này được cho là nhất thời khi gói kích cầu trực tiếp của chính phủ sẽ mất tác dụng từ từ và người tiêu dùng chuyển sang tiết kiệm khi gói cứu trợ bị cắt giảm.

Tổ chức Năng Lượng Quốc Tế International Energy Agency cho biết nhu cầu tiêu dùng dầu sẽ tăng 5,7 triệu thùng một ngày trong năm sau, sẽ đạt 97,4 triệu thùng tất cả. Mặc dù số liệu trong dự báo này vẫn thấp hơn năm 2019 do ngành hàng không cần thời gian phục hồi, việc Trung Quốc phục hồi sau Covid-19 làm cho nhu cầu dầu mỏ của nước này tăng gần chạm ngưỡng của cùng kỳ năm ngoái với tháng 4. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành dầu mỏ nói riêng.
Chứng Khoán Mỹ
Thị trường tài chính Mỹ cũng theo thông báo của Federal Reserve mà hồi phục lại điểm mất của tuần trước. Tuy nhiên, thị trường có dấu hiệu mất phương hướng do nỗi lo sợ việc làn sóng Covid-19 sẽ đẩy lùi việc mở cửa nền kinh tế. S&P500  và DOW lần lượt tăng 3,4% và 2,3%. Riêng NASDAQ tăng 5,5%. Theo chuyên gia Mike Santoli của CNBC, về mặt đồ thị, chỉ số S&P500 đang vào ngưỡng củng cố (consolidation). Việc chỉ số bất ổn VIX nằm trên ngưỡng 30 là tín hiệu buộc các nhà đầu tư phải dè chừng. Cả hai việc này cho thấy thị trường sẽ chọn hướng đi trong tuần tới, khi tiến độ mở của nền kinh tế được cập nhật, thực trạng Covid-19 2 tuần sau biểu tình được xác nhận, và các ứng cử viên tổng thống bắt đầu đưa ra chính sách tranh cử của mình. Theo Santoli, khả năng thị trường tiếp tục bị kèm trong ngưỡng là có, nhưng chỉ khi các nguồn tin về cả 3 điều trên bị chậm trễ hoặc trái chiều. Cả hai nhánh đầu tư của Morgan Stanley và Goldman Sach vẫn giữ nguyên chỉ tiêu của S&P500 cho năm 2020 ở mức 3300.
Hertz thông báo sẽ tạm dừng việc bán cổ phiếu do Cục Đầu Tư và Giao Dịch SEC phản đối. Việc tòa án cho phép công ty này bán cổ phiếu dấy lên lo ngại, khi chính Hertz thừa nhận giá trị của cổ phiếu mới gần như bằng không nếu việc phục hồi hoạt động kinh doanh hậu Covid-19 không xảy ra nhanh như dự kiến.
Đã 100 ngày kể từ khi Covid-19 được công nhận là đại dịch toàn cầu. Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm:

  • Hàng không - mặc dù nhận được rất nhiều gói cứu trợ từ chính phủ, thì nỗi lo sợ phá sản vẫn còn tiềm tang cho các hãng hàng không lớn của Mỹ. Theo thống kê của ngành, tổng lỗ doanh thu trong năm 2020 sẽ là 84 tỷ đô la Mỹ, tức là giảm 50% so với với năm ngoái. Việc bình ổn quy trình bay hậu Covid-19 vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn.
  • Dầu mỏ - giá dầu giảm xuống âm là việc chưa từng xảy ra trong lịch sử, chứng tỏ việc phục hồi kinh tế sẽ còn khó khăn, trong khi con người đang dần thay thế dầu bằng năng lượng sạch. Chung với tính chất nợ cao của ngành, việc một số công ty dầu tiếp tục sáp nhập sẽ còn tái diễn, hoặc tình trạng vỡ nợ là khó tránh khỏi.
  • Bán lẻ - các công ty bán lẻ nhanh chóng nhận bài học bán hàng qua mạng tiện lợi trong thời gian dịch này là như thế nào. Việc Amazon gần như miễn nhiễm với đại dịch là minh chứng, và các công ty bán hàng tiện dụng giá cạnh tranh như Walmart hay Costco chung với các công ty có chuỗi cung ứng linh hoạt như Best Buy hay Target đều có khả năng phát triển bất chấp hoàn cảnh. Còn những nhà bán lẻ dựa trên doanh số bán của cửa hàng sẽ tiếp tục phải đối phó với tình trạng phá sản.
  • Tàu du lịch biển - các hãng tàu biển du lịch cũng chịu chung số phận với các hãng hàng không. Không được nhận trợ cấp từ chính phủ Mỹ, các hãng tàu đang cố gắng sống sót bằng việc kêu gọi đầu tư để giữ dòng tiền ổn định. Việc cách ly còn lâu bao nhiêu, thì khả năng phá sản của các hãng tàu càng cao bấy nhiêu.

Các cổ phiếu được chú ý trong tuần:

  • Disney (NASDAQ: DIS): Cổ phiếu của nhà chuột được Macquarie ủng hộ với định giá $140 vì dự án cho phép giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA quay lại đánh và phát sóng trực tiếp sẽ tăng tiền quảng cáo cho Disney, chung với việc kênh Disney+ sẽ tiếp tục bành trướng.
  • RBC Bearings (NASDAQ: ROLL): công ty thiết bị nguyên tử cho tàu ngầm và các nhà máy điện hạt nhân này nhận được sự ủng hộ từ Barrons vì đây là một trong những công ty nhận được trợ cấp lớn từ chương trình hạt nhân quốc phòng của Nhà Trắng và có khách hàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Hiện tại, cổ phiếu này đang chịu nhiều sức ép từ việc hàng không dân dụng chưa phục hồi, tạo cơ hội mua cho nhà đầu tư lâu dài.
  • CACI International, Leidos Holdings (NASDAQ: CACI, LDOS): 2 công ty chuyên về công nghệ điện tử quốc phòng và tư vấn an ninh chính phủ là 2 ứng cử viên sáng giá cho cổ phiếu công nghệ vẫn đang vào giá rẻ, khi các cổ phiếu của Draftkings, Datadog, Zoom Video, hay Zscaler trở nên quá đắt so với lợi nhuận làm ra. Theo đội phân tích của Baird Financials, việc cả 2 có khả năng tăng lợi nhuận 10% một năm đều đặn đang bị thị trường bỏ qua.

Lịch kinh tế cho tuần 22/6-26/6
Thứ 2 22/6
Quyết định lãi suất vay chuẩn của Ngân hàng nhân dân Trung Hoa PBoC
Chỉ số bán của nhà có sẵn của Mỹ
 
Thứ 3 23/6
Chỉ số công nghiệp PMI của Đức
Chỉ số công nghiệp PMI của Anh
Chỉ số bán của nhà mới ở Mỹ
 
Thứ tư 24/6
Chỉ số dự trữ dầu thô của Mỹ
 
Thứ năm 25/6
Chỉ số hàng công nghiệp cốt lõi của Mỹ
Chỉ số GDP quý 1 của Mỹ
Chỉ số xin thất nghiệp của Mỹ
 
Tổng hợp từ Wall Street Journal, Bloomberg, Barrons, The Economist, và CNBC