Công nghệ nhận diện bằng vân tay giờ xưa rồi nha mấy bạn. Bởi vân tay có thể mòn - do đếm tiền nhiều quá chẳng hạn, hoặc bị mờ khi tay dính một lớp dầu mỡ hoặc nước, hoặc bị bỏng. Và bởi vân tay có thể làm giả, mấy bạn xem phim hành động của Hollywood và các nước biết thì chắc biết, hoặc lấy vân tay của người vừa bị hạ gục chẳng hạn.

Một công ty Việt Nam đã thành công chế tạo thiết bị nhận dạng ven tay (finger vein biometrics, FVB), tức mạch máu mà tiếng Việt gọi là ven, tiếng Anh là vein.

Về nguyên lý, thiết bị gồm diode phát sáng để truyền hồng ngoại đến ngón tay và tia hồng ngại sẽ bị hồng cầu trong máu hấp thụ bớt hay làm lệch. Vùng các tia bị hấp thu trở thành vùng tối trong hình ảnh do thiết bị camera CCD chụp. Hình ảnh này được xử lý và tạo ven tay. Mẫu ven tay được chuyển hóa thành tín hiệu số. Đây là dữ liệu chính xác nhất để nhận diện người chỉ trong vòng chưa đến hai giây.

Thiết bị có thể lưu trữ dữ liệu của 6.000-8.000 ngón tay, nói chung có thể nhận dạng đủ 10 ngón của cả hai bàn tay đã được đăng ký nhận dạng. Thiết bị có ưu điểm là chỉ nhận dạng cơ thể sống, nên không thể bắt chước, giả mạo và không thể ăn cắp dữ liệu được. Giá thiết bị gồm đầu đọc dữ liệu, một máy tính nhỏ và hộp điều khiển giá khoảng 7.500 - 8000 USD.

Công nghệ FVB ra đời năm 2006, được hãng Hitachi và các công ty Nhật Bản ứng dụng rộng rãi, rồi đền các nước châu Á khác. FVB rất hữu hiệu trong kiểm soát an ninh ở các cơ uquan chính phủ, quân đội, ngân hàng, trung tâm dữ liệu, các tập đoàn lớn, cơ quan ngoại giao.

Công nghệ FVB đã được một công ty Việt Nam “nội địa hóa” và sử dụng trong khi triển khai xây dựng tuyến metro đầu tiên Bến Thành – Suối Tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do giá quá mắc mà các nhà thầu Việt Nam không chịu triển khai.

Tuy nhiên, công ty cũng đã trúng thầu các công trình khóa từ và khóa cơ cho tuyến metro này.

Khi được hỏi “các thiết bị do công ty này chế tạo có được sử dụng trong tuyến metro đầu tiên của thành phố không”, ông chủ của doanh nghiệp mà tôi gặp hôm nay nói rằng “không rõ lắm”.

Nhưng nhờ nói chuyện với ông chủ, tôi biết lý do vì sao tuyến metro này bị trì hoãn thời điểm khai trương.

Lúc đó, anh nói, phía Nhật cần một lượng lớn tiền mặt và tiền xu để các kỹ sư Hitachi kiểm tra xem máy bán vé hoạt động hữu hiệu. Ban dự án làm báo cáo lên thành phố, rồi lên Bộ Giao thông vận tải, rồi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước… Các bên đá qua lại việc ký giấy để cho mấy tỷ đồng tiền Việt xuất ngoại sang Nhật.

Chắc chắn là tiền đã trở về. Tiền giấy thì còn xài, nhưng tiền xu đã “tuyệt chủng”, dù về lý thuyết chúng còn tồn tại. Cho đến tháng 4 vừa rồi, tôi được biết máy bán vé của tuyến metro vẫn chưa tích hợp được các loại thẻ.

Rất thú vị ông chủ bằng tuổi tôi, tốt nghiệp kỹ sư điện toán đại học trong nước, nhưng hiện giờ ổng đang kinh doanh ngành thời trang. Văn phòng ở ngay trên đường CMT8.

Chuyện đời vô sự lạ ha! Người Việt và doanh nghiệp Việt đâu phải hạng bọt bèo.