1. Tiên phong mô hình “2 trong 1”: Năm 2014, founder Kim Tae-kyung luôn suy nghĩ về một mô hình chuỗi nhà hàng phương Tây nhưng làm sao đó phải kết hợp được với các món ăn truyền thống Hàn Quốc. Và đó khi Dookki ra đời với ý tưởng “hai bữa trong một”: khách hàng vừa ăn Tokbokki lẩu, vừa dùng nước lẩu còn lại để làm cơm trộn. Và ý tưởng này đã lập tức trở thành một cú hit
2. Mức giá “hủy diệt”: Mức giá 139K cho một bữa ăn nhiều lựa chọn kiểu buffet với hai concept thưởng thức và một mức giá cực kỳ bình dân, tệp khách hàng của Dookki định vị lập tức vào tệp khách hàng teen, trẻ tuổi, ăn khỏe, ăn nhanh. Để tránh việc bị over chi phí cost thực phẩm và quay vòng chỗ ngồi nhanh hơn, Dookki có chính sách ăn trong 90 phút, không để thừa đồ. Thừa đồ sau 90 phút sẽ bị phạt 40K. Điều này giúp việc khai thác tốc độ quay vòng trên một ghế ngồi rất tốt và cũng tạo hiệu ứng xếp hàng như ta thường thấy ở các TTTM có mặt Dookki

3. Trải nghiệm ẩm thực tương tác trẻ trung: Quan điểm của Kim Tae-kyung là Mỗi khách hàng đến với Dookki đều được tham gia vào quá trình nấu nướng và thưởng thức món ăn theo cách riêng của mình, quán không chỉ bán món ăn mà bán trải nghiệm ẩm thực. Việc khách hàng được tự chọn nguyên liệu từ quầy buffet, giúp việc ăn uống trở nên thuận tiện và nhanh chóng mà không phải chờ đợi. Sau đó KH có thể tự nấu ngay tại bàn đã tạo ra một trải nghiệm ẩm thực vui vẻ và nhiều tương tác. Những phần cá nhân hóa như nước sốt, độ cay và các món ăn kèm theo sở thích cá nhân cũng giúp brand rất được lòng giới trẻ. Dĩ nhiên menu của Dookki cũng không chỉ basic để thu 139K mà có thể upsale bán thêm phô mai hay một số thứ khác để gia tăng doanh thu trên đầu khách. Một số món “key” như Tokbokki phô mai hay Tokbokki cũng gây thương nhớ mạnh với KH
4. Thấu hiểu và thích ứng với thị trường địa phương: Năm 2017 Dookki đã mở rộng ra thị trường ngoài Hàn Quốc. Cá nhân mình thấy Dookki giống các brand F&B quốc tế khác ở việc tùy biến thực đơn “chút chút” cho phù hợp với bản địa, kiểu như tại Việt Nam thì món chiều theo khẩu vị người Việt hơn mặn và hoàn toàn là món kiểu thuần Hàn. Brand cũng rất hiểu mình khi tập trung vào thế mạnh lõi là mô hình ăn tại quán, mạnh dạn bỏ qua kênh #FoodApp… Biết được Where to Play và How to Win luôn là vấn đề cơ bản nhưng nhiều brand sau một thời gian rất hay quên trả lời 2 câu hỏi cốt lõi này và mất định hướng
5. Tận dụng làn sóng Hàn Quốc (Hallyu): Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc qua K-pop và phim Hàn đã làm gia tăng nhu cầu thưởng thức ẩm thực Hàn. Với làn sóng Hallyu, Dookki đã mở rộng mạnh ra thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện tại Dookki đã có hơn 300 chi nhánh trên toàn thế giới
Sau 10 năm phát triển của Dookki, Kim Tae-kyung đã chứng minh bản thân là một trong những cá nhân có ảnh hưởng bậc nhất trong làng F&B Hàn Quốc và Dookki cũng là một trong những brand F&B tiêu biểu, đưa ẩm thực Hàn Quốc vươn ra thế giới... Tại Việt Nam thì lúc nào mình cũng thấy giới trẻ xếp hàng chờ vào Dookki, quá thành công...