Lãnh đạo và những người đứng đầu công ty nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT. Các quản lý cấp trung cũng nên áp dụng mô hình SWOT. Nên phân tích định kỳ hàng quý/ năm, hoặc có thể phân tích khi thấy có những thay đổi về nguồn lực và môi trường kinh doanh để hiểu rõ doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH MÔ HÌNH SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT đã được đón nhận và biết đến rộng rãi trong những năm gần đây. Nhiều người cho rằng khái niệm này được hình thành bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey khi ông làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, khoảng thời gian 1960-1970, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn nhận thấy lý do tại sao kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT – 4 chữ cái đầu tiên của:

• S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại
• O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai
• F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại
• T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai

Nhiều người cho rằng SOFT là mô hình tiền thân của SWOT. Nhưng một số cho rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan đến SOFT. Vậy SWOT là gì để dẫn tới nhiều quan điểm như vậy:

SWOT LÀ GÌ?

Mô hình SWOT là một ma trận phân tích kinh doanh dành cho mọi doanh nghiệp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc trên cơ sở nguồn lực của chính mình.

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý, tài sản, tiền vốn, sản phẩm, nhân sự, kỹ thuật độc quyền… Gọi là yếu tố nội bộ, là nguồn lực của chính bạn, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có và có thể nỗ lực để thay đổi.

Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, cạnh tranh, pháp lý, truyền thông, nhu cầu mới…vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.

PHÂN TÍCH SWOT NHƯ THẾ NÀO?

Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích những nguồn lực của chính doanh nghiệp bạn và những tác động bên ngoài, thấy được những rủi ro, nhược điểm có thể khắc phục và những cơ hội mình có thể nắm bắt, từ đó quản trị, phòng tránh những rủi ro và chuẩn bị nguồn lực để nắm bắt cơ hội.
Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

Phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

• Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
• Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
• Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
• Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

AI NÊN THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SWOT?

Lãnh đạo và những người đứng đầu công ty nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT. Các quản lý cấp trung cũng nên áp dụng mô hình SWOT. Nên phân tích định kỳ hàng quý/ năm, hoặc có thể phân tích khi thấy có những thay đổi về nguồn lực và môi trường kinh doanh để hiểu rõ doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

Quá trình phân tích mô hình SWOT không nên tiến hành một mình. Để đạt được kết quả khách quan và toàn diện nhất, SWOT nên được triển khai với các lãnh đạo cấp trung và những người có trách nhiệm, các chuyên gia, thậm chí cả bạn bè, khách hàng để nhìn nhận với nhiều góc nhìn khác nhau với những chuyên môn và thông tin từ họ.

Doanh nghiệp có thể dùng SWOT để làm cơ sở đánh giá tình hình hiện tại và xác định chiến lược sắp tới một cách hiệu quả và phù hợp. Nhưng bạn nên luôn đánh giá chiến lược cho phù hợp, ngay cả khi đang thực hiện, vì mọi chuyện luôn thay đổi khôn lường, nhất là với kinh tế.

Đối với startup, việc phân tích SWOT là một phần trong quy trình xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch doanh nghiệp, từ đó giúp hệ thống hóa chiến lược và nắm rõ định hướng trong tương lai.

Với doanh nghiệp, phân tích SWOT là cơ sở, quy trình để hoạch định chiến lược phát triển bền vững và xác định mục tiêu, kế hoạch từng thời kỳ. Người lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT xem mục tiêu có khả thi hay không. Nếu không thì họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.

Một số trường hợp ứng dụng phân tích mô hình SWOT:

• Hoạch định chiến lược
• Lập kế hoạch kinh doanh
• Xác định mục tiêu ngắn và dài hạn
• Brainstorm ý tưởng
• Đưa ra quyết định
• Phát triển thế mạnh
• Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
• Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính
Tạm thời thế hãy nhé các bạn, khi nào rảnh, mình sẽ viết tiếp về cách phân tích SWOT phục vụ các bạn, hehehe

Tác giả: Bùi Thị Lệ Phương