luat-su-ho-nguyen-guyen-le-nguoi-duy-nhat-tham-gia-bao-chua-cho-ba-chu-dai-nam-gioi-co-nao-1685038860.jpg
ẢNH: VIETNAM BUSINESS INSIDER

Ông Hồ Nguyên Lễ là người sáng lập Công ty Luật Tín Nghĩa, một đơn vị uy tín và nổi tiếng trong lĩnh vực pháp lý. Trước khi thành lập công ty, ông đã có một quá trình làm việc đáng nể tại Đoàn thanh niên Khu chế xuất công nghiệp TP.HCM, đồng thời ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Hepza thuộc bộ phận quản lý lao động.

Luật Tín Nghĩa không chỉ là một công ty luật mà còn là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Đoàn luật sư TP.HCM và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp khác. Luật Tín Nghĩa chuyên nhận các vụ tham gia tố tụng trước Tòa án.

Công ty tập trung vào các lĩnh vực pháp lý liên quan đến công lý, nghề nghiệp và hỗ trợ của tầng lớp thấp hơn. Quyền lợi của khách hàng sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của công ty.

LS Hồ Nguyên Lễ hiện đang là chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật của Đoàn LS TP.HCM. Năm 2020 tại Đại hội Đoàn luật sư TPHCM, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cũng có quyết định công nhận kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

Theo đó, Luật sư Hồ Nguyễn Lễ được bầu giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ VII (2019-2024). 

Bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi) là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương, vừa từ chối bào chữa từ 8 luật sư khác. Hiện bà Hằng chỉ có một luật sư duy nhất bào chữa cho bà là luật sư Hồ Nguyên Lễ. Động thái này của bà Hằng cho thấy sự đánh giá cao và tin tưởng vào năng lực của luật sư Hồ Nguyên Lễ.

Theo cáo trạng, VKSND TP.HCM truy tố bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm là Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (nguyên giảng viên Đại học Luật TP.HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (cựu trợ lý của bà Hằng), Huỳnh Công Tấn (cựu Trưởng phòng truyền thông Công ty CP Đại Nam), Lê Thị Thu Hà (cựu nhân viên Công ty CP Đại Nam) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

luat-su-ho-nguyen-guyen-le-nguoi-duy-nhat-tham-gia-bao-chua-cho-ba-chu-dai-nam-gioi-co-nao-3-1685038570.jpeg
Bà Phương Hằng

Theo truy tố, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok... để phát trực tiếp từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022. Bà Hằng đã có những phát ngôn trực tiếp về bí mật đời tư và những nội dung làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của 10 người gồm: nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.

Trước đó, vào cuối năm 2021, TAND TP.Thủ Dầu Một đã nhận được đơn kiện do bà Nguyễn Phương Hằng gửi đến để khởi kiện ông Nguyễn Đức Hiển, yêu cầu ông Hiển phải xin lỗi và đăng lời xin lỗi của ông này trên báo Pháp Luật TP.HCM, buộc ông Hiển yêu cầu Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bài viết “Không thể để bà Nguyễn Phương Hằng cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.

luat-su-ho-nguyen-guyen-le-nguoi-duy-nhat-tham-gia-bao-chua-cho-ba-chu-dai-nam-gioi-co-nao-1685038566.jpeg
Luật sư Hồ Nguyên Lễ

TAND TP.Thủ Dầu Một đã thụ lý vụ án, sau đó đã gửi lời triệu tập đến ông Hồ Nguyên Lễ - Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Nguyễn Phương Hằng, tham gia buổi hòa giải vào ngày 22/12/2021 nhưng ông Lễ lại xin hoãn. Sau đó, TAND TP.Thủ Dầu Một triệu tập ông Lễ vào ngày 16/5/2023 để làm việc về nội dung khởi kiện.

Đến ngày 26/5/2022, Tòa án tiếp tục triệu tập ông Lễ tham dự phiên họp bàn về việc xác minh giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng cả hai lần ông Lễ đều vắng mặt không có lý do. Vì vậy, TAND TP.Thủ Dầu Một quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Sau đó, ông Lễ đã gửi đơn kháng cáo cùng với bằng chứng cho thấy vào các ngày 25, 26 và 27/5/2022, ông Lễ không có mặt tại 348/4B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM nên không thể nhận được giấy triệu tập của tòa án. Còn ngày 28, 29/5/2022 là thứ bảy và chủ nhật nên mãi đến ngày 30/5/2022 ông mới nhận được giấy triệu tập và cũng là ngày Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án nên ông Lễ không đến làm việc đúng thời gian triệu tập là khách quan.

TAND tỉnh Bình Dương đã đưa ra phân tích trong các tài liệu ông Lễ cung cấp, ông Lễ chỉ tham gia phiên tòa hành chính vào sáng 25/5/2022. Từ chiều ngày 25 tháng 5 năm 2022 đến 17 giờ ngày 26 tháng 5 năm 2022, ông Lễ không làm việc trong thời gian này. Đến 1 giờ sáng ngày 26/5/2022, ông Lễ mới có chuyến bay vào Quy Nhơn nên đối với việc ông Lễ cho rằng 3 ngày liên tiếp 25, 26, 27/5/2022, ông Lễ không có mặt tại địa chỉ được tòa án triệu tập nên không nhận được giấy triệu tập và không thể đến làm việc là hoàn toàn không có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 18, Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự: “Đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc” và điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định “Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”.

Việc ông Lễ 2 lần vắng mặt theo giấy triệu tập của tòa án mà không có lý do dẫn đến việc tòa án xét xử đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở. Ngoài ra, hiện nay giữa bà Hằng và ông Hiển đang có tranh chấp, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Từ những phân tích trên, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tuyên không chấp nhận kháng cáo của người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông Hồ Nguyên Lễ.

Trước đó, TAND TP.HCM dự kiến ​​mở phiên xét xử vụ án Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm từ ngày 1 - 5/6. Quyết định xét xử chưa được tống đạt cho bị cáo và những người tham gia tố tụng trong vụ án. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi do thời gian xét xử dự kiến ​​trùng với kế hoạch xét xử nhiều vụ án đã có lịch xét xử, vụ án có nhiều luật sư tham gia mà chưa được tiếp cận hồ sơ.