Đây là trích lời của một nhà bán hàng từ Trung Quốc quảng cáo cho sản phẩm. Nghe qua thì có vẻ khá “shock” và đây cũng có thể là món hời cho khách hàng. Nhưng trên thực tế thì theo tôi, đây là hành động cực kỳ xấu xí trong kinh doanh, và đương nhiên cũng chẳng lột tả được bản chất của vấn đề.
Cái sai đầu tiên nằm ở con số $1.395.
Hãy thử tưởng tượng thế này: bạn đang chạy một business, đầu tư cả đống tiền cho R&D, thiết kế, marketing, phân phối, nhân sự, phòng trưng bày trên khắp thế giới… Rồi tới lúc chuẩn bị hái quả thì một ông ất ơ nào đó nhảy ra bảo rằng giá của chiếc túi chỉ bằng 5% giá bán của thị trường thôi nên đừng mua nữa. Là bạn thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Một sản phẩm không được định giá chỉ dựa trên nguyên liệu và tiền công. Cái này thì bất cứ ai làm kinh doanh cũng hiểu. Giá gia công của sản phẩm thường chỉ bằng 1/5 giá được bán ra thì mới may mắn có lợi nhuận. Trong một vài ngành siêu cạnh tranh thì đôi khi phải làm sao để giá sản xuất giảm xuống còn 10-15%. Bởi vì ngoài sản xuất ra thì đó còn là bao nhiêu loại chi phí khác như nghiên cứu, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, vận hành, dự trù rủi ro, thậm chí là cả lãi vay ngân hàng,….
Do đó, giá trị của chiếc túi không chỉ nằm ở số tiền hơn $1k đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Giá trị của thiết kế độc quyền
- Chi phí nghiên cứu và phát triển kéo dài cả năm trời
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Trải nghiệm thương hiệu, định vị đẳng cấp
- Và cả hàng trăm triệu đô marketing để đưa hình ảnh sản phẩm đến đúng người
Tất cả những thứ đó nằm ngoài nhà máy. Và nó không thể quy ra đơn vị USD/chiếc túi được.
Đòi giá sản xuất là giá bán, thì khác gì bảo Apple bán iPhone theo giá linh kiện? Khác nào kêu hãng tàu đi trả tiền sắt theo cân? Người làm kinh doanh giỏi là người biết tạo ra biên lợi nhuận lớn chứ không phải là người “bán đúng giá gốc”.
Tôi thấy chẳng có gì sai khi một sản phẩm 1.395 đô được bán 38.000 đô. Để đơn giản nhất thì cứ tưởng tượng việc bạn hoàn toàn có thể uống nước giếng miễn phí nhưng vẫn phải trả 5k cho 1 chai Aquafina khi mua ở tiệm tạp hoá và 20k khi mua ở Highland. Bạn cũng đâu dám phàn nàn về mức giá đó đúng không? Còn nếu phàn nàn đi ra sông hoặc về nhà uống nước máy, cực kỳ đơn giản.
Việc brand bán giá cao hơn nhiều so với giá sản xuất là việc hoàn toàn bình thường, miễn sao nó thoả mãn điều kiện:
- Người mua hiểu rõ giá trị họ đang mua.
- Không ai bị lừa đảo, ép buộc, giấu giếm thông tin.
Lý do chiếc túi đó được định giá 38.000 đô là vì nó chứa đựng 100 năm giá trị thương hiệu. Một biểu tượng xã hội. Một lời tuyên ngôn. Một tuyên bố về đẳng cấp chứ không chỉ là vật chứa đồ.
Chưa kể, lời quảng cáo cho rằng họ có thể sản xuất một sản phẩm với kết cấu và chất lượng y chang vốn dĩ là một hành động chẳng mấy “quân tử” gì, khi mà họ ăn cắp một cách trắng trợn chất xám của thương hiệu gốc.
Hơn nữa, một vấn đề đơn giản là những người đã bỏ ra số tiền hơn $1.000 để mua túi thì thứ họ mua không phải là chiếc túi đó, nó là niềm kiêu hãnh và tình yêu với thương hiệu. Cũng như những tín đồ Apple vậy, ai chẳng biết là giá của hàng Apple đắt hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc? Nhưng nếu có một bên nào đó làm điều tương tự, bảo rằng có thể sản xuất ra một chiếc Iphone với chức năng và cấu trúc tương tự chỉ với gía 1/10 so với hàng chính hãng thì chắc vẫn sẽ có người mua, nhưng khách hàng trung thành thì vẫn sẽ ở đó, bởi họ biết giá trị của chiếc Iphone không chỉ nằm ở cấu tạo hay kiểu dáng của nó mà còn là giá trị thương hiệu và những tiện ích đi kèm. Còn nữa, người sử dụng sản phẩm copy đó còn sẽ có nguy cơ đối diện với sự soi xét của xã hội, nhất là của những người dùng đồ "real"
Mấy video “bóc phốt” kiểu này nghe thì hả hê, nhưng đang cổ súy cho một góc nhìn cực kỳ thiển cận:
Đánh đồng giá trị cảm xúc – thương hiệu – trải nghiệm với một cái bill sản xuất.
Nếu cứ theo logic này thì sợ rằng tất cả chúng ta cứ phải quay về thời đồ đá mà sinh hoạt mất. Gạo ST25 chắc phải giảm xuống còn khoảng 5k vì đó là chi phí làm ra nó chứ không được tính đến chi phí vận chuyển, đóng gói, vận hành, xây thương hiệu,…nhỉ? Hay là…. nhà Vinhomes….à mà thôi ^^
Theo tôi thấy thì chuyên này không đơn thuần là drama TikTok mà nó thực sự là hồi chuông cảnh báo cho:
- Những ai đang làm sản phẩm mà không biết bảo vệ thương hiệu.
- Những người tiêu dùng dễ bị lôi kéo bởi các content nửa mùa.
- Và những ai tưởng rằng “giá thành = giá trị”.
Đương nhiên, chúng ta đều có quyền lựa chọn, ai cũng thế. Nhưng hi vọng số đông sẽ không lựa chọn cổ vũ cho hành động ăn cắp chất xám và kinh doanh phi đạo đức như thế
Ps: (1) Theo như thông tin tôi đọc được Hermes đa số được sản xuất ở Pháp chứ không phải Trung Quốc. Và (2) nhiều kênh bên Trung Quốc cũng đang lên các content tương tự về các sản phẩm của Adidas, Nike, LV, Gucci,... Dù cho những người nói điều đó ra có phải của nhà máy hay không thì đây chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của các brand đối với các nhà gia công tại Trung Quốc. Nói chung thì...lợi ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì chưa biết thế nào
Tôi là người làm Marketing và phát triển thương hiệu, do đó mà tôi anti hành động ăn cắp chất xám như những người này.
Hãy tưởng tượng việc bạn đặt ra bao nhiêu tâm huyết để viết một bài viết cực hay, sau đó có một ai đó dùng nó để đăng lại mà không xin phép thôi thì bạn đã bức xúc không tả nổi rồi. Cảm xúc của bạn lúc đó là 1 thì các brand này chắc đang phải đối diện với cảm xúc tồi tệ gấp hàng ngàn lần như thế.
Nguồn: Hoang Le