Lâu rồi không tiếp tục chuỗi bài "Kể chuyện từ dữ liệu" định kỳ hàng tuần. Từ giờ sẽ cố gắng chào sàn ít nhất mỗi tuần 1 bài để hội "những con nghiện dữ liệu" cùng nhau đàm đạo về những biểu đồ đáng giá nhất do mình lựa chọn.

Dĩ nhiên rồi, cực kỳ ủng hộ anh chị em share thêm những biểu đồ tuyệt phẩm khác được lụm nhặt từ khắp "hang cùng ngõ hẻm" của giới tài chính quốc tế và cùng nhau "thị tẩm".

Tuần này chúng ta sẽ follow vào 2 chủ đề có phần hot ở thời điểm hiện tại đó là: Lạm phát và Định giá. Chúng ta có 6 biểu đồ tất cả:

Lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ duy trì trong quý 4 và trở lại bình thường từ đầu năm 2022 (Hình 1).

247068464-6479902378716762-4592071679858988821-n-1634788612.jpg
 

Có lẽ đây là dự báo khả dĩ nhất trong tất cả các dự báo được đưa ra trong thời gian qua. Cá nhân mình khi bóc tách CPI các nền kinh tế lớn cũng có cùng quan điểm này (Anh em chú ý đây không phải quan điểm về lạm phát của Việt Nam, chúng ta sẽ có độ trễ hơn thế giới vì đặc thù). Vẫn luôn là câu cửa miệng: Đi tìm nguyên nhân cốt lõi sẽ có được góc nhìn chuẩn xác nhất, thay vì chỉ nhìn bề nổi và run.

Nếu phân rã CPI ở xứ sở cờ hoa (biểu đồ 2) thì chúng ta có thể thấy áp lực CPI của Mỹ không đến từ thực phẩm (Food) mà chủ yếu đến từ áp lực giá khu vực sản xuất và Giá năng lượng (Energy), khi 2 khu vực này đã đóng góp tới 3.5-4% vào lạm phát. Như vậy lạm phát của Mỹ sẽ được xoa dịu khi 2 yếu tố này không còn.

245831652-6479902415383425-2055853317510596847-n-1634788612.jpg
 

Biểu đồ 2 cho rằng giá năng lượng sẽ không tăng phi mã nữa nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong 6 tháng tới trước khi dịu bớt, đây là điều cũng dễ hiểu bởi nhu cầu năng lượng vào cuối năm tăng cao và thế giới đang tiếp tục unlock. Về giá khu vực sản xuất thì mình nghĩ cũng sẽ khó có những cú sốc (cũng chỉ là gia cát dự thôi).

Như vậy có thể nói áp lực lạm phát của Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ không còn duy trì đến năm 2021, anh em không nên quá hoảng. Chú ý là Báu vẫn luôn nói Việt Nam sẽ 1 mình 1 cửa.

Tài năng dự phóng lạm phát của các anh lớn cũng không khá hơn cánh mình.

Lúc mới nhìn biểu đồ 3 mình cười mãi, vì thấy hoá ra khả năng dự báo của những cái đầu quái vật ở Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng chẳng khá hơn cánh "ăn rau muống bàn chuyện quốc gia là mấy". Nói chung là chằng chịt, hầm bà lằng đủ kiểu lên xuống và cuối cũng thì vẫn ....... dự toàn sai =)).

243547631-6479902368716763-6327366262531594881-n-1634788612.jpg
 

Vậy cho nên anh em cũng đừng quá tin mấy thằng "nghiện" như mình trình bày. Nhiều lúc "phê" dữ liệu, phán cũng ngáo lắm. Biết thêm cho vui cửa vui nhà, ngồi bên Gấu có cái mà bàn luận về quốc gia đại sự, trên thông GDP dưới tường Lạm Phát.

Các NHTW lớn bắt đầu "bám đít" NHTW EM tăng lãi suất chính sách.

Sau 2 năm các quốc gia DM (các quốc gia đã phát triển) và EM (các quốc gia mới nổi) đồng lòng giảm lãi suất để cứu vớt nền kinh tế khỏi Covid, thì nay khi bóng ma lạm phát trở lại và kinh tế phục hồi tốt các anh đã đồng loạt tăng lãi suất trở lại. Đã lâu lắm rồi mới thấy các anh DM đi sau các anh EM.

Theo số liệu hình từ biểu đồ 4, có 60% NHTW các nước EM đã tăng lãi suất và quá trình tăng bắt đầu từ giữa năm 2020 đến giờ chưa dừng lại. Trong khi đó mãi đến nửa cuối năm 2021 mới có khoảng 20% NHTW các nước DM đã tăng lãi suất. Với diễn biến hiện tại thì sẽ sớm về mốc 50-60% NHTW tăng lãi suất.

247520294-6479981902042143-2573780145169351251-n-1634788612.jpg
 

Năm 2022 có thể sẽ là một năm khá thú vị cả trong và ngoài nước. Giống kiểu Sóng của Xuân Quỳnh: "Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ .... "

Năm 2021, năm bùng nổ về "bán giấy lấy tiền"

Khi mà thừa tiền thì máu cờ bạc cũng auto trỗi dậy. Thực tế này được thể hiện khá rõ khi liên tục là những con số kỷ lục ở cả Mỹ, Việt Nam và dĩ nhiên là toàn cầu.

Hôm trước mới chia sẻ với anh chị em về con số SPAC gây choáng, giờ với sự hỗ trợ đắc lực của SPAC, con số IPO US gây choáng tập 2 khi tổng giá trị ước tính năm 2021 gấp 5 lần trung bình các năm bình thường và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt (Biểu đồ 5). Việt Nam cũng không thua kém khi số lượng cổ phần dự kiến phát hành cũng phá mọi kỷ lục.

246778750-6479902728716727-343648894588293052-n-1634788612.jpg
 

Năm 2020-2021 thế giới ngập trong tiền, rồi vài năm nữa có khi anh em ta lại bơi trong "giấy".

Với Testla rõ ràng Định giá là một bộ môn Nghệ thuật chứ không còn là Khoa học.

Tính đến giữa tháng 10, vốn hoá của Testla chạm 900 tỷ USD, bằng tổng hầm bà lằng các công ty sở hữu những thương hiệu đình đám như Toyota, BMW, GM, Honda, Ford,... cộng lại. Sự nghiệp hàng mấy trăm năm của những cái đầu vĩ đãi không bằng cái "Búng tay" của "Thanos" Musk. Trong khi đó Doanh thu thì được bằng đúng 1 mẩu so với các anh kia.

246024128-6479902745383392-7625542812670894409-n-1634788612.jpg
 

Nhìn vào hình 6 thì có người nói là giới tài chính đang bị điên, mọi thứ đang bong bóng, có người bảo Elon Musk đã là "thánh nhân" trong nghề "bánh vẽ tương lai", nhưng tựu chung lại thì có lẽ tài chính là thế, sâu trong nó có lẽ là nghệ thuật hơn là khoa học.

Tác giả: Trần Ngọc Báu - Founder & CEO tại WiGroup