Chiến dịch tiêm chủng của Trung Quốc được tăng tốc từ hơn hai triệu liều vào cuối tháng 3 lên mức trung bình 18 triệu liều vào tháng 6, khi các nhà sản xuất tăng sản lượng và các ổ dịch bùng phát thúc đẩy người dân tiêm chủng.
Hiện chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này đã mở rộng cho nhóm đối tượng trên 18 tuổi.
Nước này đã phê chuẩn việc sử dụng khẩn cấp vaccine bất hoạt nội địa cho trẻ em từ 3 đến 17. Các chính sách chi tiết sẽ được xây dựng để tiêm chủng cho nhóm người trong độ tuổi này căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 cụ thể.
Từ năm 2020 đến nay, có tổng cộng 21 loại vaccine ngừa COVID-19 được thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 7 loại vaccine được cấp phép lưu hành có điều kiện và 4 loại vaccine được cấp phép sử dụng khẩn cấp trong nước. Cụ thể là Sinovac, Sinopharm Bejing, Sinopharm Wuhan và Casino.
Tóm tắt 4 vaccine đã được phê duyệt của TQ như sau:
1) Sinovac:
- Hiệu quả 50,65% (Brazil), 83,5% (Turkey)
- Phê duyệt: Trung Quốc 30/12/2020, WHO 07/05/2021
- Có 38 nước phê duyệt và đưa vào tiêm chủng, trong đó có 7 nước Asean là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Cambodia, Lào, Timo Leste. Riêng Malaysia đã ngừng sử dụng
2) Sinopharm Bejing (Bắc Kinh):
- Hiệu quả 78,1%
- Phê duyệt: Trung Quốc 30/12/2020, WHO 07/05/2021
- Có 51 quốc gia đã phê duyệt và đưa vào sử dụng, trong đó có Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Cambodia, Lào, Brunei và Việt Nam.
3) Sinopharm Wuhan (Vũ Hán):
- Hiệu quả 72,8%
- Phê duyệt: bởi Trung Quốc (25/03/2021), WHO chưa phê duyệt, UAE phê duyệt hạn chế
4) Casino
- Hiệu quả 65,28%
- Phê duyệt: Quân đội TQ (25/06/2021), WHO chưa phê duyệt
- Có 9 quốcgia đã phê duyệt và sử dụng, trong đó có Malaysia
Ngoài ra, còn 2 loại vaccine theo các công nghệ khác đã ra mắt thị trường Trung Quốc. Loại đầu tiên, vaccines theo công nghệ vector được phát triển bởi CanSinoBIO – trụ sở tại Thiên Tân cùng nhóm do Chen Wei – viện sỹ tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc dẫn dắt cộng tác cùng một nhà nghiên cứu tại Viện Quân y thuộc Học viện Khoa học Quân sự.
Loại thứ hai là vaccine theo công nghệ tiểu đơn vị protein tái tổ hợp được phát triển bởi Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy cùng Viện Khoa học Trung Quốc. Cả hai đều đã được phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, theo Global Times, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về số lượng vaccine được sản xuất, sử dụng trong nước và xuất khẩu ra quốc tế, theo báo mới nhất từ diễn đàn Boao Forum for Asia (BFA). Tính đến tháng 5/2021, Trung Quốc đã sản xuất 600 triệu liều vaccines - 58% dùng để sử dụng trong nước và 42% dùng để xuất khẩu.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang dẫn đầu toàn cầu về số lượng mũi tiêm chủng – đã vượt quá con số 1 tỷ vào 19/6, chiếm hơn 1/3 tổng số liều vaccine được tiêm trên toàn thế giới, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu tài chính Chongyang (Đại học Nhân dân Trung Quốc - RDCY).
Cụ thể hơn: tính đến 22/7, số mũi tiêm đã tăng lên 1,48 tỷ, giúp tỷ lệ dân số hoàn tất việc tiêm vaccine ở Trung Quốc lên 52,9% so với trung bình toàn cầu 26,5%. Mỗi ngày, có 38 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân trên khắp thế giới và ½ trong đó diễn ra tại Trung Quốc. Theo ông Wang Wen – CEO của RDCY, Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine cho 70% dân số vào cuối năm.
Về xuất khẩu: tính đến tháng 5/2021, Trung Quốc đã xuất khẩu 252 triệu liều vaccine chiếm 42% lượng vaccine mà họ sản xuất được, tương đương 1/6 tổng sản lượng vaccine của thế giới. Các nước đang phát triển là đích đến chính của các lô vaccine sản xuất từ Trung Quốc.
Trong khi EU chỉ xuất khẩu khoảng 111 triệu liều – chiếm 11% tổng sản lượng vaccine, Nga xuất khẩu 13 triệu liều – tương đương 37% sản lượng vaccine mà họ sản xuất, Ấn Độ xuất khẩu 69 triệu liều – chiếm 35% sản lượng….
Thế nên, người Trung Quốc đang cho rằng, họ đã làm nhiều điều cho thế giới, song không được công nhận.
Chính sách phân phối vắc xin của châu Âu là tập trung vào việc đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng chỉ cho các quốc gia thành viên trong Liên minh. Thế nên, các hãng dược phẩm đặt trụ sở tại đây chủ yếu xuất khẩu vaccine sang các nước có thu nhập trung bình và cao.
"Cộng đồng quốc tế nên thiết lập một cơ chế phối hợp để giải quyết hiệu quả vấn đề phân phối vaccine mất cân đối, đặc biệt căn cứ vào sự sẵn có và khả năng chi trả vaccine Covid-19 ở các nước kém phát triển", Shao Yiming - Bác sĩ và Nhà miễn dịch học hàng đầu từ Trung tâm Kiểm soát – Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc đề nghị.
Ông Shao Yiming cũng bình luận thêm: các phương tiện truyền thông quốc tế đã không đưa tin một cách khách quan hoặc đầy đủ về những nỗ lực mà Trung Quốc đã thực hiện.