Ngày hôm qua (15/04), hội đồng đã biểu quyết nhất trí thông qua phương án này.
Theo cấu trúc mới, nếu bất kỳ cá nhân hay nhóm nào sở hữu ít nhất 15% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị, thì các cổ đông khác sẽ được phép mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu đáng kể.
Kế hoạch được ấn định sẽ hết hạn vào ngày 14/04/2023.
Đây là một cách phổ biến để bảo vệ công ty khỏi việc bị tiếp quản từ một bên thứ ba bằng cách pha loãng cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu.
“Kế hoạch này sẽ làm giảm khả năng bất kỳ tổ chức, cá nhân hoặc nhóm nào giành được quyền kiểm soát Twitter thông qua tích lũy cổ phiếu trên thị trường mà không trả phí kiểm soát cho tất cả các cổ đông hoặc không cho Hội đồng quản trị đủ thời gian để đưa ra các đánh giá sáng suốt và thực hiện các hành động có lợi nhất cho các cổ đông,” Twitter giải thích rõ trong thông cáo báo chí gần đây.
Công ty cũng lưu ý rằng kế hoạch quyền hạn sẽ không ngăn hội đồng quản trị chấp nhận đề nghị mua lại nếu hội đồng quản trị cho rằng đó là lợi ích tốt nhất của công ty và các cổ đông.
Musk đã sở hữu hơn 9% cổ phần của Twitter như được tiết lộ trong một hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tuần trước. Ngay sau khi cổ phần của anh ấy được công khai, CEO của Twitter đã công bố kế hoạch để Musk tham gia vào hội đồng quản trị. Nhưng vài ngày sau, Musk đổi ý và quyết định không tham gia.
Nếu gia nhập, Musk sẽ không được phép tích lũy hơn 14,9% quyền sở hữu có lợi đối với cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của Twitter.
Cũng vào thứ Sáu (15/04), Bloomberg trích dẫn các nguồn ẩn danh cho biết JPMorgan đã thay mặt Twitter phản hồi lại giá thầu của Musk. Twitter đã làm việc với Goldman Sachs và Musk đã làm việc với Morgan Stanley.
Một số trang tin bao gồm The New York Post đưa tin Twitter cũng đang thu hút sự quan tâm từ Thoma Bravo – công ty đầu tư công nghệ hàng đầu của Mỹ, dù giá thầu chưa chắc sẽ thành hiện thực, theo Reuters.
JPMorgan cũng có một quá khứ với Musk, trước đó đã kiện Tesla về một vấn đề liên quan đến dòng tweet năm 2018. Thời đó, Musk tuyên bố rằng đã "đảm bảo nguồn vốn" để đưa công ty trở thành tư nhân. Tuy nhiên, Tesla sau đó kiện ngược lại JPMorgan.
JPMorgan, Twitter và Thoma Bravo hiện đang từ chối bình luận.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp tại hội nghị TED2022 ở Vancouver ngày thứ Năm (14/04), Musk đã đưa ra tầm nhìn của mình về việc làm cho các thuật toán của Twitter dễ tiếp cận hơn và hạn chế kiểm duyệt nội dung.
Musk cũng thừa nhận rằng anh ấy "không chắc" rằng mình thực sự có thể mua Twitter hay không, mặc dù khẳng định rằng mình có "đủ tài sản" để thực hiện thương vụ nếu được chấp nhận. Musk có phần lớn tài sản được gắn liền với vốn chủ sở hữu trong các công ty của mình, bao gồm cả Tesla. Điều đó có nghĩa là Musk có khả năng phải thanh lý hoặc vay mượn bằng tài sản của mình để kiếm được một khoản lớn.
Nhưng Musk cho biết "có" một Kế hoạch B cho lời đề nghị ban đầu của anh ấy là mua lại công ty và giữ nó ở chế độ tư nhân, cái mà anh ấy gọi là "tốt nhất và cuối cùng", đã bị từ chối. Anh đã từ chối cung cấp thêm chi tiết trong cuộc phỏng vấn ở TED.
Vào thứ Sáu, cựu giám đốc điều hành Twitter và là thành viên hội đồng quản trị, Jack Dorsey, đã tweet rằng “vấn đề thực sự” là “với tư cách là một công ty đại chúng, Twitter luôn là “để bán”.”