29-9985-1682473351.jpg
 

Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2870 ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh được phê duyệt theo quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 5-9-2018. Đặt trong bối cảnh phát triển thành phố với tầm nhìn dài hạn đến năm 2060, đồ án tỉ lệ 1/5000 được duyệt chưa tối ưu về bố trí không gian các khu vực bờ biển, bãi tắm công cộng và các không gian khác trong đô thị. Do đó cần rà soát, điều chỉnh để bổ sung giải pháp tiếp cận bằng giao thông công cộng; bố cục lại không gian khu vực công cộng với không gian mở hướng ra biển, hạn chế cản trở tầm nhìn ra biển. Trong ảnh là Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đề xuất điều chỉnh cục bộ 2023 (DCCB2023)

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 2

Khu vực bãi tắm biển phía trong và bãi tắm biển phía ngoài của khu đô thị này. Theo quy hoạch năm 2018, chiều dài bãi tắm là 3,85 km, DDCB 2023 sẽ tăng chiều dài bãi tắm thêm 0,16 km.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 3

Bãi biển phía ngoài là phần biển xa, mực nước cũng cao hơn so với phía trong. Do vậy, phương án thiết kế kè và bãi tắm đã nghiên cứu đảm bảo cảnh quan cũng như an toàn tại khu vực này. DDCB 2023 sẽ tổ chức lối lên xuống bãi tắm thuận tiện cho người dân và du khách. Ngoài ra, phần đỉnh kè, tổ chức lối bậc giật cấp để không bị cản trở tầm nhìn ra biển cho người dân ngắm cảnh, dạo bộ kết hợp bố trí các điểm dừng cảnh quan dọc tuyến. Tổ chức lối giao thông đi bộ, đi xe đạp xuyên suốt phía bên trong hành lang bảo vệ kè.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 4

DCCB 2023 chia khu đô thị thành 5 khu: A, B, C, D, E.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 5

Khu A có diện tích 953,83 ha với các chức năng chính, trong đó có sân golf hơn 146,6 ha.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 6

Minh họa khu ở sinh thái và khu du lịch ở khu A.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 7

Minh họa không gian bãi tắm công cộng ở khu A.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 8

Trục cảnh quan khu A.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 9

Khu thương mại dịch vụ phía A9-8.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 10

Khu B giữ nguyên cấu trúc và các khu chức năng chính theo quy hoạch 2018 được duyệt; Bổ sung sân vận động cấp đô thị tại khu vực cửa ngõ; Bố trí cụm công trình cao tầng thương mại dịch vụ kết hợp khu trung tâm phân khu A tạo tính đối xứng, hình thành quần thể điểm nhấn tại khu trung tâm; Khai thác không gian cảnh quan mặt nước vào các đơn vị ở B3, B4. Khu du lịch bố trí tiếp giáp khu thương mại dịch vụ, công cộng đô thị là các quần thể công trình thương mại dịch vụ từ cao cấp đến khách sạn mini.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 11

Hình minh họa sân vận động và công trình khu B.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 12

Khu C nổi bật có tháp 108 tầng ở vị trí số 1. Vị trí số 2 sẽ là bến tàu. Khu C giữ nguyên cấu trúc và các khu chức năng chính theo quy hoạch 2018 được duyệt; Bố trí thêm khu ở cao tầng, văn phòng, thương mại dịch vụ quanh khu vực tháp 108 tầng. Mật độ xây dựng và tầng tầng cao thấp dần về phía mặt nước cảnh quan trung tâm.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 13

Hình kiến trúc công trình theo minh hoạ của DDCB 2023.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 14

Khu vực mũi Hải Đăng với tháp biểu tượng cao 108 tầng

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 15

Khu D thay vì chia không gian trục tuyến lưới ô bàn cờ như trước đây, phương án điều chỉnh đã vận dụng giao thông một cách mềm mại vào từng đơn vị ở. Các lớp không gian đô thị chuyển từ động sang tĩnh từ phía biển vào phía mặt nước trung tâm cảnh quan khi bố trí phía ngoài quảng trường biển gắn với các khu du lịch, nhà phố thương mại và phía trong khai thác ở sinh thái mật độ thấp.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 16

Hình minh họa khu du lịch ở khu D.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 17

Toàn bộ diện tích khu E là mặt nước cảnh quan trung tâm. Đây là không gian kết nối toàn khu với điểm nhấn là cầu vượt mặt nước trung tâm cảnh từ phía Đông Bắc nối với mũi Hải Đăng.

Cầu phía Đông sẽ là điểm nhấn cảnh quan khá quan trọng.
Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 18

Minh họa thiết kế cầu vượt mặt nước.

Xem hình hài khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trong tương lai ảnh 19

Giữa tháng 4, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia góp ý, phản biện nội dung quy hoạch và các vấn đề liên quan Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ. Kết luận của Hội đồng là một trong các cơ sở để cơ quan thẩm định tổng hợp và yêu cầu cơ quan trình thẩm định tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, trình UBND TP.HCM xem xét, quyết định.

Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi UBND phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.)

Vào tháng 6-2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha, với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng.