1.Tên đầy đủ: Trần Thị Lâm
2.Năm sinh: Giấy tờ 1959 (Thực 1957)
3.Quê quán: Quảng Ngãi
4. Về học vấn, do chiến tranh, bà chỉ học được hết lớp 5.
5. Gia đình:
- Chồng: Dương Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VBB)
- Bà Lâm có 5 người con trong đó có 3 con gái. Hiện 3 người con là Dương Nhất Nguyên (1983), Dương Mai Anh (1986), Dương Bảo Anh (1989) sau khi đi du học đều đã trở về điều hành công việc kinh doanh của gia đình.

6.Quá trình sự nghiệp
- Khởi nghiệp từ buôn bán trầm sau đó rẽ sang kinh doanh xe máy, một khởi đầu bằng một “sự phản bội” (của đối tác), theo lời bà.
- 1993, một người kinh doanh xe máy rủ bà Lâm hùn tiền kinh doanh chung vì giai đoạn đó buôn xe máy cũ “mua 1, bán 2 thu hồi được vốn”. Hợp tác một thời gian, bực tức vì người thân tới cửa hàng là bị đuổi, bà xiết nợ khiến đối tác phải ra đi. Bà Lâm chuyển sang kinh doanh bài bản hơn bằng cách hợp tác chính thức với nước ngoài.
- 1998, bà độc quyền bán xe máy của hãng Daelim (Hàn Quốc), và một năm sau đó thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, tập trung vào việc sản xuất xe gắn máy với thương hiệu chính Halim, sau này đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).
- 1999, bà đã bán được khoảng gần 100.000 xe /năm với gần 300 công nhân và 200 cửa hàng, đại lý bán xe trên toàn quốc đạt doanh thu và đóng thuế hàng nghìn tỷ.
- 2004, thành lập liên doanh Hoa Lâm – Kymco chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco.
Tuy nhiên, nhận ra không thể cạnh tranh với xe Nhật, bà thoái dần 70% vốn trong liên doanh Hoa Lâm-Kymco cho đối tác nước ngoài và rút ra hoàn toàn vào năm 2007.
Không dừng lại ở việc kinh doanh xe máy, bà Lâm là người đầu tiên khôi phục và sáng lập Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank).
- 2006, Hoa Lâm bắt đầu tham gia thị trường tài chính khi đầu tư số vốn lớn tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín .
- 2/2007, Ngân hàng Việt Nam Thương tín khai trương tại thành phố Sóc Trăng với tên gọi mới: Vietbank. Đây cũng là cách để Tập đoàn Hoa Lâm củng cố và mở rộng tiềm lực tài chính vững mạnh.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bất động sản bà Lâm cũng đã có những thành công không hề nhỏ. Việc bà Lâm, một người không có kinh nghiệm gì về y tế bắt đầu dự án bệnh viện lúc đầu gây nhiều ngạc nhiên và nghi ngờ.
- 2008, Hoa Lâm được giao khu y tế kỹ thuật cao rộng 37,5 héc ta, với 6 bệnh viện và nhiều công trình phụ trợ. Bệnh viện đa khoa Thành Đô có 320 giường, đã hoàn thành sau 3 năm xây dựng, với tổng vốn đầu tư 80 triệu đô la Mỹ. Không nắm cổ phần chi phối nhưng bà Lâm giữ ghế chủ tịch. Bệnh biện Thành Đô được kỳ vọng cung cấp dịch vụ chăm sóc chữa bệnh tiên tiến, hiện đại tầm quốc tế khi suất đầu tư mỗi giường bệnh lên tới 250 ngàn đô la Mỹ và Parkway Health, tập đoàn y tế quản lý 16 bệnh viện khắp châu Á đảm nhận quản lý dịch vụ.
Bà cho rằng:
Người làm kinh doanh ai cũng có mục đích. Xây dựng khu y tế này, tôi có niềm tin mãnh liệt vào sự thành công của dự án để phục vụ cho bản thân, gia đình và phục vụ cho mọi người bệnh. Nhìn cảnh người Việt ra xứ người trị bệnh, gặp nhiều khó khăn, nhất là về ngôn ngữ, chăm sóc, phục vụ... Đó là chưa kể những chi phí cao gấp bao nhiêu lần nếu khi có các bệnh viện tại Khu Y tế Kỹ thuật cao ra đời sẽ phục vụ: chất lượng, kỹ thuật y khoa, và tay nghề giống nhau thì không có gì sung sướng bằng.
- 2012, dự án Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La và Bệnh viện Quốc tế Thành Đô được đưa vào hoạt động. Khu Y tế kỹ thuật cao ra đời với liên doanh Hoa Lâm - Shangri La có tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD.
- 7/2013, khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà Lim Tower đầu tiên gồm 34 tầng tại 9-11 Tôn Đức Thắng (Q1, TP.HCM).
- 7/2015, khởi công xây dựng Bệnh viện Quốc tế Hoa Lâm - bệnh viện thứ 2 trong tổng số 6 bệnh viện quy hoạch trong Khu Y tế kỹ thuật cao.
- Tháng 9/2015, tòa nhà Lim Tower 2 cũng đưa vào sử dụng với 18 tầng, tọa lạc tại ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Võ Văn Tần (Q3, TPHCM). Năm 2018, mở bán dự án Kingdom 101 có vị trí trung tâm quận 10.
- Năm 2016, bà Lâm hợp tác với Berjaya trong dự án độc quyền đầu tư và vận hành dự án xổ số điện toán Vietlott trên toàn quốc tại Việt Nam. Theo đó, Berjaya Gia Thịnh do bà Trần Thị Lâm là người đại diện pháp luật. Hợp đồng trị giá khoảng 210,58 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm.
- Tháng 4/2019: tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019. Ngoài những tên tuổi nữ doanh nhân quen thuộc như Mai Kiều Liên, Hà Thu Thanh, Nguyễn Thị Mai Thanh, Trương Thị Lệ Khanh, Trương Mỹ Lan, lần đầu tiên chủ tịch tập đoàn Hoa Lâm- Trần Thị Lâm lọt vào danh sách. Bà Lâm cùng gia đình cách đây không lâu cũng được Forbes bình chọn là 1 trong 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam.

6. Góc khuất sau những dự án nghìn tỷ
Khi thực hiện dự ,Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shangri-La, ngoài được hưởng các chính sách về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, còn được giảm 50% tiền thuê đất, con số có thể lên đến cả ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, đã rất nhiều năm trôi qua, hiện tại Khu y tế kỹ thuật cao chỉ mới có 2 bệnh viện đưa vào hoạt động, trong khi đó đang thi công rầm rộ khu nhà ở D2, D3.
Tháng 7/2017, Cty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shangri-La có văn bản đề nghị UBND Tp.HCM điều chỉnh mục tiêu và chức năng quy hoạch cho 2 hạng mục thành phần với mục tiêu hoạt động là “kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất”.
Trước diễn biến khó hiểu trên, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn: Phải chăng có “nhóm lợi ích” trong việc hô biến dự án “ưu đãi đầu tư” thành dự án “siêu lợi nhuận”? Chủ Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm-Shangri-La là ai mà được UBND TP. Hồ Chí Minh “ưu ái” như vậy?
“Để thành công cần rất nhiều yếu tố, cái tâm, chữ tín, chữ tầm... 3 chữ T đó phải gắn liền. Với tôi, để đạt tới thành công trước tiên doanh nghiệp phải có người đứng đầu xuất sắc; người đó phải biết kết nối, tận dụng, nhìn nhận và đánh giá đúng về con người. Nếu người đó cho dù tài giỏi bao nhiêu nữa nhưng không biết liên kết, tập hợp nhân tài thì cũng khó thành công” – Trần Thị Lâm.