Theo báo cáo tài chính các doanh nghiệp bất động sản mới đây, có thể thấy không ít doanh nghiệp sở hữu lượng hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản trong đó có NVL tới 62% nhưng cao hơn là KDH 71%, NLG 68% và PDR 57%.

Trong nhóm hàng tổn phải kể đến CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, hiện đang nắm gần 22.450 tỷ và đặc biệt chiếm tới 71% tổng tài sản. Theo đó, gần như toàn bộ tồn kho của Khang Điền là bất động sản dở dang đang triển khai gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất của các dự án đang được thế chấp ngân hàng.tại các dự án như:

  • Dự án Khang Phúc - Khu dân cư Tân Tạo chiếm 6.650 tỷ.
  • Dự án Bình Trưng - Bình Trưng Đông chiếm 4.329 tỷ.
  • Dự án Đoàn Nguyên - Bình Trưng Đông 3.543 tỷ.
hang-ton-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san-nao-lon-nhat-nhung-con-so-gay-choang-1732764194.jpg
 

Khối lượng giá trị hàng tồn kho cao hơn là CTCP Đầu tư Nam Long, con số này đã vượt 20.300 tỷ và chiếm 68% tổng tài sản. Theo con số báo cáo của quý II thì giá trị hàng tồn này nằm tại các dự án:

  • Dự án Izumi với 8..717 tỷ.
  • Dự án Waterpoint Giai đoạn 1 với 3.837 tỷ.
  • Dự án Hoàng Nam (Akari) hiện đang có 2.425 tỷ hàng tồn.
  • Dự án Waterpoint Giai đoạn 2 với 2.036 tỷ.
  • Một dự án Cần Thơ với mức hàng tồn 1.492 tỷ đồng.

Còn đứng đầu tồn kho thì phải kể đến Công ty cổ phần Địa ốc Nova với hơn 145.000 tỷ. Với mức tài sản hiện có của Nova hiện là 232.029 tỷ thì hàng tồn kho đang chiếm tới 62,4% tổng tài sản.

Còn lại doanh nghiệp nhiều “lùm xùm” nhất trong nhóm là Tập đoàn Đất Xanh nắm gần 13.830 tỷ và chiếm 48% tổng tài sản. Doanh nghiệp này hiện không liệt kê chi tiết tồn kho tại các dự án, chỉ biết, bất động sản dở dang ở mức 11.331 tỷ.

Còn một doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho chiếm 74% tổng tài sản là CTCP Quốc Cường Gia Lai với gần 7.923 tỷ.

Theo thống kê một tờ báo, tính đến hết quý II lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết đạt 490.400 tỷ và phần lớn giá trị hàng tồn kho này đến từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở các dự án cũ.

----------------------------------