Tại Triển lãm hàng không Singapore mới đây, COMAC mang đến cho hàng không thế giới một bất ngờ lớn. Khi mang 2 chiếc máy bay “made in China” được trưng bày và chào hàng cho các hãng hàng không.

Hay mới đây, vào ngày 2/3 vừa qua Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (COMAC) đã chính thức có những chuyến bay trải nghiệm tại Việt Nam.

Thị trường mà COMAC nhắm tới đang ở khu vực Đông Nam Á, trong các chuyến bay trải nghiệm máy bay mà hãng này dùng là loại ARJ21. Bên cạnh đó còn 1 loại máy bay C919 đang có những chuyến chào hàng tại các nước.

Các chuyến bay trải nghiệm từ TP.HCM đến Đà Nẵng nhằm thuyết phục khách hàng là các hãng hàng không Việt Nam, được biết 2 loại máy bay thân hẹp này có 2 động cơ phản lực.

Điều mà COMAC tất yếu phải đối mặt với nghi vấn về chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, loại C919 và ARJ21 mới chỉ được Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) chứng nhận an toàn. Tầm hoạt động chỉ ở phạm vi trong quốc gia này, và chưa được liên minh hàng không của Mỹ hoặc Châu  u chứng nhận.

hang-hang-khong-viet-nam-nao-se-chon-may-bay-made-in-china-1709520987.jpg
Hãng hàng không Việt Nam nào sẽ chọn máy bay "Made in China"?

Cất cánh năm 2016, ARJ21 đang có sự lựa chọn khá ổn cho các hãng bay tại Trung Quốc, khi con số hành khách mà máy bay này đã vận chuyển lên đến 11 triệu lượt. Còn người anh em nó là C919 chỉ mới biết đến bầu trời chưa đến 1 năm nay nhưng cũng có được sự lựa chọn khách hàng trong nước.

Máy bay ARJ21 được hãng COMAC thông tin vận chuyển tối đa được 97 người, tầm bay ở ngưỡng 3.000 km. Máy bay này cũng có 127 chiếc đang tung cánh trên bầu trời kể từ tháng 6/2016 đến nay.

Còn loại C919 vận chuyển nhiều hơn với tối đa 192 hành khách, tầm bay khoảng 5.000 km và đang có 5 chiếc sử dụng hiện tại khi bắt đầu cất cánh từ tháng 5/2023.

Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt của COMAC khi hiện tại 2 tập đoàn lớn đang chiếm ưu thế lâu đời tại các nước châu á là Boeing và Airbus. Khi các hãng hàng không luôn có những hợp đồng nằm chờ cung cấp máy bay từ 2 ông lớn này thì COMAC đang tích cực chào bán loại máy bay thân hẹp giá rẻ này.

Loại máy bay này phù hợp cho các hãng hàng không giá rẻ và thực hiện các chặng bay ngắn, sân bay nhỏ. Nhưng liệu rằng với các chứng chỉ hàng không chưa được công nhận thì COMAC sẽ bán được máy bay cho các nước trong khu vực Đông Nam Á hay không?

Nhiều hành khách hay sử dụng các dịch vụ hàng không cho biết rằng, “nếu các hãng bay giá rẻ dùng loại máy bay này thì họ sẽ từ chối dịch vụ từ hãng đó” hay người khác cũng bình luận rằng “nếu hãng Trung Quốc này có chứng chỉ công nhận của quốc tế thì họ sẽ thử bay cùng máy bay này”.

Vẫn chưa có thông tin từ các hãng hàng không Việt Nam có lựa chọn máy bay này hay không, nhưng hiện tại COMAC đang tích cực chào hàng và giá cả ưu đãi cho khách hàng của mình.