CTCP Bellazio Logistics, được ông Johnathan Hạnh Nguyễn góp vốn, hoạt động chính trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hoá nội địa và quốc tế bằng đường hàng không và tàu biển, đầu tư kho bãi, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hôm thứ Ba (05/04).

Ngoài IPPG, công ty cũng nhận vốn đầu tư từ Sasco, Vietnam Post, Viettel Post, Bellazio Trading Online, và IPP Air Cargo.

Cũng trong cùng ngày, ông Johnathan Hạnh Nguyễn xác nhận việc mua 10 máy bay Boeing trị giá 3,5 tỷ USD để chuẩn bị cho việc vận hành hãng hàng không vận tải IPP Air Cargo.

Theo đó, nếu được cấp phép sớm, thì sau 3 tháng, IPP Air Cargo sẽ có chuyến vận chuyển hàng hoá đầu tiên. Hãng muốn khai thác 5 máy bay chở hàng trong năm đầu tiên, sau đó tăng 10 chiếc vào năm thứ 5.

1067664400307216621000x541800094211799848d2e94545380cf158c2548-mrwf-1649328311.jpeg

Mới đây, vào ngày 29/03, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hoá của IPP Air Cargo. Nhiều khả năng hãng hàng không sẽ nhận được giấy phép trong tháng này.

Đây có thể là tín hiệu đáng mừng đối với IPP Air Cargo sau gần 1 năm làm thủ tục cấp phép. Việc cấp phép đối với hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn gặp khá nhiều trở ngại kể từ lần đầu làm thủ tục hồi tháng 6 năm ngoái. Trước đó, vào tháng 5, Chính phủ tạm dừng cấp phép thành lập hãng hàng không mới cho đến khi thị trường phục hồi.

Trước lần Bộ CTVT trình lên Thủ tướng mới đây, IPP Air Cargo đã 5 lần bị từ chối cấp phép.

Thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 15,3% hàng năm, nhưng đến nay các hãng hàng không vẫn chỉ vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng, theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, hiện có khoảng 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác, chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia đến Việt Nam. Giá cước vận chuyển hàng hoá quốc tế hiện tăng gấp 3-4 lần do số lượng chuyến bay chuyên chở hành khách kết hợp hàng hóa giảm. Có thị trường giá cước tăng 5-6 lần so với trước dịch. Trước đây, giá cước vận chuyển hàng hóa từ châu Á đi Mỹ là khoảng 1-1,8 đô la Mỹ/kg, nhưng hiện nay đã lên mức 17 – 18 đô la Mỹ/kg.