Giờ này những cổ đông FPT là những người có những giấc ngủ ngon nhất giữa cơn bão giảm giá của thị trường chứng khoán. Sở dĩ FPT đứng vững trong cơn bão giảm giá cổ phiếu vừa qua nhờ điểm tựa vững chắc từ kết quả kinh doanh của FPT tăng mạnh. 

sonr1311-8877-1625104141-1650552025.jpg
Ảnh: minh họa

Hai năm đại dịch, FPT vẫn tăng trưởng bình quân hơn 20% cả về doanh thu và lợi nhuận. Sang quý 1 năm nay, FPT ghi nhận 9.730 tỷ đồng doanh thu và 1.779 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trưởng 28,3% và 27,4% so với cùng kỳ, với động lực chính tới từ mảng công nghệ và viễn thông.

Khối công nghệ của FPT có doanh thu tăng trưởng gần 35% lên tới 5.593 tỷ đồng, chiếm 57% doanh thu của tập đoàn. Doanh thu từ chuyển đổi số ghi nhận sức tăng trưởng mạnh mẽ 96,2% đạt 1.648 tỷ đồng, tập trung vào các công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloud) (tăng trưởng 308%), AI/Phân tích dữ liệu (tăng trưởng 200%), Low code (tăng 137%) … Mảng viễn thông, giáo dục của tập đoàn vẫn phát triển tốt.

Đặc biệt, FPT đang kiếm tiền rất tốt ở thị trường nước ngoài, doanh thu từ thị trường Mỹ tăng tới 60%, Nhật Bản tăng gần 20%…. Với chiến lược “săn cá voi”, doanh thu ký mới của FPT tại thị trường nước ngoài đạt 7.057 tỷ đồng, tăng trưởng 57% so với cùng kỳ.

Dù sao thì công nghệ, trí tuệ nhân tạo vẫn là xu thế của thế giới, đặc biệt ở quốc gia còn rất nhiều tiềm năng để phát triển như Việt Nam. Hiện Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến 2030, nhằm đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam có thể đi sau các nước phát triển tương đối xa trong một số lĩnh vực, kể cả công nghệ thông tin vì chúng ta xuất phát muộn, nhưng khoảng cách đó lại càng được thu hẹp. Việc bắt được nhịp của làn sóng chuyển đổi số, là chìa khoá giúp Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với thế giới, giúp doanh nghiệp Việt phát triển mạnh mẽ và vươn ra thế giới.