Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam - Skypec sau này, thành lập tháng 4 năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bắt đầu hoạt động vào tháng 7 cùng năm. Đến năm 1994, Công ty được giao chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm hóa dầu. Từ ngày 1-7-2010 chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng do chủ sở hữu là Vietnam Airlines. Hiện tại, công ty mẹ vẫn nắm 100% vốn của Skypec, Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cũng là Chủ tịch hội đồng thành viên Skypec.

Skypec đã có gần 1300 đội ngũ nhân viên được đào tạo, cũng là nhà cung ứng nhiên liệu lớn nhất cho các Hãng Hàng không Việt Nam. Skypec sở hữu hệ thống kho cảng đầu nguồn với sức chứa hơn 220.000m3 tại cảng biển lớn và kho sân bay tại 18 sân bay toàn quốc. Kho dầu trải dài từ Bắc ra Nam với 8 hệ thống kho đầu nguồn giúp Skypec đảm bảo điều vận lượng hàng đủ cho các kho sân bay. Hiện tại, Skypec đã có 18 kho bể tại sân bay toàn quốc.

ga-cung-skypec-lam-an-ra-sao-khi-de-99000-ty-cho-vietnam-airlines-1679243343.png

Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam - Skypec chi nhánh Miền Bắc.

Ngoài cung ứng nguyên liệu cho các sân bay dân dụng trong nước, hãng Skypec còn cung cấp nhiên liệu cho 100 hãng hàng không nước ngoài tại 18 sân bay trên toàn quốc, và 4 sân bay quốc tế lớn của Hàn Quốc, với các khách hàng như: Korean Air, Bamboo Airways, Vietnam Airlines, All Nippon Airways, Cathay Pacific, Jetstar Pacific, Qatar Airways, China Airlines, Vietjet Air,...

Tổng sản lượng trung bình mà Skypec đạt được trên 2 triệu tấn/ năm với hơn 214.000 chuyến bay/ năm được cung ứng nhiên liệu.

Doanh thu tăng 40% trong năm 2016 - 2018. Đến năm 2019, Skypec ghi nhận doanh thu đạt hơn 29.200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 653 tỷ đồng, chiếm 30% tỷ trong trong tổng doanh thu của công ty mẹ Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines muốn bán Skypec để từng bước xóa lỗ

Trong năm 2018 - 2019, Skypec đã đóng góp hơn 30% doanh thu cho tổng doanh thu 97.000 - 99.000 tỷ đồng kỷ lục của Vietnam Airlines. Trở thành “gà cưng” của công ty mẹ vì đẻ “trứng vàng”.

Nhưng trong giai đoạn đại dịch Covid - 19 (năm 2020 - 2021) đã giáng đòn mạnh vào ngành hàng không đặc biệt là cả Vietnam Airlines và Skypec, khiến doanh thu và lợi nhuận của hãng này tuột dốc không phanh.

Năm 2020, doanh thu thuần của Skypec chỉ còn 10.933 tỷ đồng so với 29.259 tỷ đồng năm 2019; năm 2021 tiếp tục giảm còn 9.823 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 giảm từ 653 tỷ đồng (năm 2019) còn 31 tỷ đồng. Đến năm 2021 có dấu hiệu tăng nhẹ đạt 101 tỷ đồng.

ga-cung-skypec-lam-an-ra-sao-khi-de-99000-ty-cho-vietnam-airlines-1679243436.jpeg

Ảnh: Skypec

Do xuất hiện thêm một nhà cung ứng nhiên liệu cạnh tranh - Tập đoàn Petrolimex, cũng một phần dẫn đến biến động doanh thu của Skypec. Trong Đại hội cổ đông năm 2021, Vietnam Airlines đã công bố triển khai phương án tái cơ cấu, chuyển nhượng vốn 3 doanh nghiệp mảng dịch vụ vận tải gồm Skypec nhằm tạo nguồn vốn cho công ty mẹ phát triển, cải thiện dòng tiền và “từng bước xóa lỗ” lũy kế. Tính đến năm 2022, 34.000 tỷ đồng là con số mà Vietnam Airlines báo lỗ lũy kế, âm 10.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể dẫn đến giá cổ phiếu của công ty mẹ đứng trên bờ vực hủy niêm yết.

Năm 2021, Vietnam Airlines cho cổ đông mua cổ phiếu được phát hành, vốn tăng lên 7.61 tỷ đồng, vốn điều lệ cũng tăng hơn 22.143 tỷ đồng, thoát âm vốn chủ sở hữu loại bỏ nguy cơ hủy niêm yết khi vốn chủ sở hữu đạt 500 tỷ đồng; còn ký thêm hợp đồng tín dụng 4.000 tỷ đồng theo dạng tái cấp vốn.

Năm 2022, chuyển 35% cổ phần từ Cambodia Angkor Air (K6) mang về 35 triệu USD tính vào doanh thu hoạt động.  Trong quý IV/2022, công ty mẹ âm hơn 10.450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Cuối tháng 12/2022, lũy kế lợi nhuận Vietnam Airlines âm gần 34.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 10.199 tỷ đồng.

Mới đây, HoSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM) thông báo nếu vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines cuối năm 2022 vẫn tiếp tục âm thì cổ phiếu của hãng này có khả năng bị hủy niêm yết.

Hiện nay, Vietnam Airlines vẫn tiếp tục cố gắng thực hiện các biện pháp khắc phục. Và Skypec vẫn nằm trong nguy cơ “bị bán bù lỗ”.