Chứng khoán không chỉ là màu hồng. Có rất nhiều kỷ niệm đau thương. Năm 2000 tôi bước chân vào TTCK với số vốn 23 triệu. Có những thời điểm năm 2006-2007 tổng tài sản tăng lên hàng triệu $. Thế nhưng sau đó, có những thời điểm lại quay về với số vốn ban đầu. Thậm chí còn có lúc bị âm.
Mấy hôm trước, tôi có viết một bài báo về các con sóng thần trong 20 năm của TTCK Việt nam. Những cảm xúc hào hùng thời 2006-2007 lại ùa về vào những dịp kỷ niệm này. Vào những ngày tháng đó, chỉ mong sàn ngày nào cũng mở. Một phần để chúng tôi có thể gặp nhau, bàn luận về mã này, mã kia. Nhưng quan trọng nhất là nếu không có ngày nghỉ, tổng tài sản, danh mục, của chúng tôi sẽ tăng thêm 5% mỗi ngày. Rất nhiều người đã giữ được thành quả sau cơn sóng thần vĩ đại này. Đặc biệt, có không ít là CBNV của một số doanh nghiệp niêm yết đã đổi đời. Năm 2007 các biệt thự, căn hộ cao cấp khu Phú Mỹ Hưng, Saigon Pearl, Trung Sơn, đều xảy ra hiện tượng "cháy hàng", tăng giá chóng mặt. Cả thị trường trầm trồ trước tin một "đại gia" bán cổ phiếu FPT nội bộ, rồi mua căn Phú Gia bên PMH với giá 3 triệu $. Có thể nói, khi vào sóng, kiếm tiền từ chứng khoán vô cùng dễ dàng.
Nhưng chứng khoán không chỉ là màu hồng. Có rất nhiều kỷ niệm đau thương. Năm 2000 tôi bước chân vào TTCK với số vốn 23 triệu. Có những thời điểm năm 2006-2007 tổng tài sản tăng lên hàng triệu $. Thế nhưng sau đó, có những thời điểm lại quay về với số vốn ban đầu. Thậm chí còn có lúc bị âm.
Nếu trước năm 2010, dù bị thị trường quăng quật, nhưng sự thua lỗ cũng được giới hạn. Lúc đó chưa có margin, "chơi" bằng tiền thật. Thua cũng không đến nỗi nào. Kỷ niệm đau khổ nhất chỉ là những thời điểm UB siết biên độ xuống +-1%. Gần như ngày nào cũng sàn. Ai cũng mong bán bằng được cổ phiếu. Có những đề nghị bán SSI với giá 18 phiên sàn, nhưng cuối cùng cũng bị xù, không mua.
Nhưng thời kỳ 2011-2012, tình hình đã khác hẳn. Margin ra đời làm tăng cảm giác "thăng trầm" của NĐT lên. Tôi và anh Việt, TGĐ một CTCK, đã nghĩ ra sàn phẩm T+, bản chất là tăng tỷ lệ Margin lên cao hơn nữa. Khi tăng, sẽ tăng rất nhanh, nhưng khi giảm, phải áp dụng "cưa chân bàn", sẽ đi về 0 nhanh chóng. Hiện tượng "cháy khét lẹt" tài khoản bắt đầu xảy ra. Sự đắng cay được đẩy lên cao đến mức xuất hiện hình ảnh nghẹt cầu Sài gòn vì đám đông xếp hàng nhảy.
Gian truân không chỉ ở cuộc đời đầu tư, mà còn ở những người làm nghề. Từ 2012 bắt đầu xuất hiện lớp Môi giới đầu tiên. Là những bạn trẻ được học hành tử tế, thế mà có những lúc bị vùi dập không thương tiếc, bị mắng nhiếc, bị hiểu lầm, bị truy sát. Không chỉ bộ phận MG, mà ở những bộ phận khác như Tư vấn, Back, cũng chịu những áp lực khủng khiếp. Ngay cả chúng tôi, làm nhiệm vụ quản lý, cũng từng có những đêm thức đến sáng, có những ngày họp tới khuya. Giai đoạn thị trường xấu, chứng khoán chỉ bao gồm những mảnh đời vất vưởng, đáng thương.
Tuy thật lắm gian truân, nhưng nếu bảo phải chọn lại, chúng tôi vẫn chọn chứng khoán. Vì đó là đam mê, đó là sự hấp dẫn tột cùng. TTCK ngày càng phát triển, sản phẩm tài chính, tư vấn, ngày càng phong phú, sự quản trị vốn của NĐT ngày càng chặt chẽ và thông minh hơn. Chính những điều này làm nâng tầm thị trường, làm bớt đi những khổ đau thời chúng tôi. Hy vọng vào tương lai tươi sáng, hy vọng CK Việt nam sẽ sớm được nâng hạng, luôn là những điều chúng tôi theo đuổi. Chứng khoán là cuộc đời, chứng khoán là đam mê.