Theo CNBC, các xưởng đúc chip lớn nhất thế giới như TSMC, Samsung, và Intel đang xem xét tăng thêm giá thành vào các sản phẩm chip của họ.
Nhà phân tích về thị trường bán dẫn Peter Hanbury của Bain nói cho biết, “Các xưởng đúc đã tăng giá 10-20% hồi năm ngoái. Năm nay sẽ tiếp tục tăng nhưng không nhiều, khoảng 5-7%.”
Nguồn cung nguyên vật liệu khan hiếm làm tăng chi phí sản xuất là nguyên nhân chính đằng sau quyết định tăng giá của các xưởng đúc.
“Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất chip đã tăng 10-20%,” Hanbury nói. “Tương tự, số lượng lao động hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mức lương của họ cũng đang tăng lên nữa.”
TSMC đã hai lần công bố kế hoạch tăng giá của họ chưa đầy một năm, theo thông tin từ Nikkei Asia Review tuần trước. Cụ thể, công ty được cho là đang có kế hoạch tăng giá ở mức một chữ số phần trăm, trước những lo ngại về lạm phát, chi phí gia tăng, và cả các kế hoạch mở rộng hoạt động.
Ở một diễn biến khác, Samsung sẽ tăng giá sản xuất chip lên đến 20%, theo báo cáo của Bloomberg vào thứ Sáu tuần trước.
“Do thiếu hụt nguồn cung chip tiếp tục kéo dài, các nhà sản xuất có thể tính phí cao hơn khi nhu cầu đối với mặt hàng này ngày càng tăng,” Hanbury nói và cho biết ông hy vọng sự khan hiếm sẽ giảm đối với một số loại chip nhất định vào cuối năm nay.
Tăng theo lạm phát
Nhà phân tích Glenn O’Donnell của Forrester nói với CNBC rằng giá chip là điều không mấy ngạc nhiên trong bối cảnh kinh tế hiện tại, đồng thời cho biết thêm giá chip dự kiến sẽ tăng khoảng 10-15%, hoặc tương đương với tỷ lệ lạm phát.
Trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy tình trạng thiếu chip toàn cầu.
O’Donnell nói: “Các nhà sản xuất chip phải đối mặt với vấn đề nguồn cung do chiến tranh ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn và nhu cầu vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung vẫn bị hạn chế,” O’Donnell nói. “Giá năng lượng cũng đang giảm, bao gồm cả điện. Sản xuất chip đòi hỏi một lượng điện năng khổng lồ.”
Bất chấp chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, các công ty sản xuất thiết bị tích hợp chip có thể phải bắt đầu chuyển chi phí lên người tiêu dùng.
O’Donnell cũng nhận định máy tính PC, ô tô, đồ chơi, điện tử tiêu dùng, thiết bị gia dụng và nhiều sản phẩm khác sẽ đắt đỏ hơn trong thời gian tới.
“Tỷ suất lợi nhuận đối với các sản phẩm này vốn đã eo hẹp, vì vậy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá,” ông nói.
Syed Alam, trưởng bộ phận bán dẫn toàn cầu tại Accenture, cho biết mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng chi phí bán dẫn trong tổng giá thành sản phẩm. Ông nói thêm giá cả cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng các nhà sản xuất cắt giảm chi phí trong các lĩnh vực khác và cả khả năng cạnh tranh của từng loại sản phẩm.
Alam nói: “Nhìn vào những yếu tố này, các sản phẩm sử dụng chip cao cấp hơn như GPU (bộ xử lý đồ họa) và CPU cao cấp (bộ xử lý trung tâm) có khả năng tăng giá cao hơn các sản phẩm tích hợp chip khác.”
Nhưng một số ngành đang bắt đầu thấy nhu cầu giảm và họ sẽ gặp khó khăn để chuyển những khoản chi phí này cho khách hàng của mình, Hanbury nói. “Ví dụ, thị trường điện thoại thông minh đang chứng kiến nhu cầu giảm, vì vậy họ sẽ không thể tăng giá quá nhiều,” ông giải thích.