Kỳ Lân Indonesia và hành trình 4 năm tại Việt Nam.

Gojek là một mô hình startup công nghệ được tạo nên bởi 20 người tài xế xe ôm năm 2010 tại Indonesia, Gojek bắt nguồn từ “Ojek’ trong tiếng Indonesia có nghĩa là “xe ôm”. Hiện nay, trụ sở của Gojek được đặt tại Jakarta do Nadiem Makarim điều hành kiêm nhà sáng lập.

dieu-chua-biet-ve-xe-om-cong-nghe-gojek-duoc-tao-nen-boi-20-nguoi-tai-xe-xe-om-sau-4-nam-lo-4-nghin-ty-1679272609.png

Ứng dụng Gojek chính thức ra mắt vào năm 2015 và đạt 30 triệu lượt tải trong thời gian gần 2 năm. Năm 2017, Gojek trở thành công ty duy nhất Đông Nam Á xếp thứ 17 trong 50 công ty của Fortune; Apple xếp thứ 3, Unilever xếp thứ 21 và Microsoft xếp hạng 25. Năm 2018, Gojek được định giá mức 5 tỷ USD, được mệnh danh là Kỳ Lân đầu tiên Indonesia (Kỳ Lân là thuật ngữ dành cho công ty startup có giá hơn 1 tỷ USD); cũng trong năm này Gojek đã chi 500 triệu USD vào chiến lược mở rộng thị trường ra quốc tế.

Trong tháng 8/2018, Gojek chính thức tiến vào thị trường Việt Nam với tên ứng dụng “GoViet” với 2 dịch vụ chính là “GoBike” - gọi xe máy và “GoSend” - giao nhận. Sau 2 tháng hoạt động “GoFood” - gọi đồ ăn trực tuyến là dịch vụ tiếp theo được Gojek tung ra thị trường.

Với hàng loạt chương trình khuyến mãi được áp dụng để tiếp cận người dùng như đồng giá chuyến đi 1.000 đồng, miễn chiết khấu cho tài xế,... Trong thời gian này, các hãng taxi Việt Nam đang cùng “Grab” diễn ra cuộc chiến căng thẳng, sự xuất hiện của Gojek đã kéo dãn tình hình hơn, cùng với sự hậu thuẫn tài chính hùng hậu tài chính từ công ty mẹ bên Indonesia, Gojek đã trở thành đối thủ xứng tầm với Grab.

Sau 3 tháng tiếp cận thử nghiệm thị trường tại TP.HCM, đại diện Gojek tại Việt Nam cho biết đã chiếm được 35% thị trường xe ôm công nghệ. Gojek còn đề ra kế hoạch ra dịch vụ GoCar cuối năm 2018 nhưng đến tháng 8/2021 Gojek mới đặt chân vào mảng này.

Vào tháng 3/2019, ông Nguyễn Vũ Đức là Tổng giám đốc GoViet tuyên bố từ chức. Sau đó CEO cũ của Facebook Việt Nam bà Lê Diệp Kiều Trang chính thức được bổ nhiệm cho vị trí Tổng giám đốc này, trong thời gian tại chức bà Lê Diệp Kiều Trang đã chính thức hợp nhất ứng dụng GoViet với thương hiệu Gojek tạo nên Gojek Việt Nam. 5 tháng sau đó bà từ chức để lại chức vụ Tổng giám đốc Gojek Việt Nam cho ông Phùng Tuấn Đức - nguyên giám đốc vận hành và đồng sáng lập GoViet trước đây, từ năm 2020.

Sau 5 năm gắn bó cuối năm 2022, Tổng giám đốc Phùng Tuấn Đức quyết định rời công ty để theo đuổi thử thách mới. Ngày 18/1/2023, ông Sumit Rathor bổ nhiệm làm người lãnh đạo mới của Gojek Việt Nam.

dieu-chua-biet-ve-xe-om-cong-nghe-gojek-duoc-tao-nen-boi-20-nguoi-tai-xe-xe-om-sau-4-nam-lo-4-nghin-ty-1-1679272742.jpeg

Theo thông tin được công bố tháng 6/2021 do Q&Me thực hiện khảo sát, thời điểm này tỷ lệ thị trường khách hàng sử dụng dịch vụ xe 2 bánh Gojek chỉ chiếm 19%, Be 18%, Grab gần 60%; dịch vụ xe ô tô Grab chiếm tỷ lệ 66% áp đảo, Be được 22%, còn lại của các ứng dụng khác.

Sáp nhập và khoản lỗ khổng lồ

Tháng 5/2021, Kỳ Lân Indonesia cùng công ty thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia thực hiện thương vụ sáp nhập hàng tỷ USD với tên gọi chung là GoTo Group, vụ sáp nhập của 2 công ty này được định giá hơn 18 tỷ USD.

Trong cuộc đua “đốt tiền” của thị trường xe ôm công nghệ, cuối năm 2021 Gojek đã thông báo khoản lỗ lũy kế lên tới 4.000 tỷ đồng, trong khi Grab cũng đưa ra con số lỗ lũy kế 4.300 tỷ đồng.

Theo Người đồng hành cấp số liệu, năm 2019 Gojek lỗ hơn 1.680 tỷ đồng. Doanh thu thuần năm 2020 - 2021 chỉ đạt 350 tỷ đồng/ năm, lợi nhuận sau thuế âm hơn 1.000 tỷ đồng. Còn công ty mẹ GoTo đầu năm 2022, khoản lỗ đã đạt con số kỷ luật 14.000 tỷ rupiah tương đương 955 triệu USD. Trong quý III/2022, công ty mẹ vẫn lỗ 235 triệu USD.

Tính tới thời điểm hiện nay, Gojek cùng Grab và Be là 3 hãng xe công nghệ chiếm thị trường Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên, kết quả mà Gojek đạt được vẫn chưa thành công như họ mong muốn.