TIÊU ĐIỂM: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là ~888.1 NGÀN TỶ ĐỒNG.

- Hết tháng 04.2025: mới giải ngân được khoảng ~15% kế hoạch, dù tăng ở con số tuyệt đối nhưng thấp hơn ở con số tương đối trong hoàn thành kế hoạch ở cùng kỳ (4T hoàn thành hơn 16%).

HIỆN TƯỢNG: 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân đồng nào; 15 bộ giải ngân dưới 5%; 12 địa phương chưa đến 10%.

KHÓ KHĂN: (1) về cơ chế, chính sách: Luật Đầu tư công năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn chưa quy định rõ nội dung, trình tự, thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Nhiều lĩnh vực thiếu định mức chi phí quản lý, tư vấn dự án. Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn chưa phù hợp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chậm ban hành.

497729956-1272503881547643-6477076365345436525-n-1747123117.jpg
 


(2) Phân bổ vốn chậm. Tính đến 15/3/2025 còn khoảng 62.015 tỷ đồng chưa phân bổ (7,51% kế hoạch Thủ tướng giao), chủ yếu là vốn cho dự án chưa hoàn tất thủ tục. Một số bộ, ngành phân bổ vốn cho dự án chưa đủ điều kiện, vượt tổng mức, vượt thời gian bố trí vốn.

(3) Tổ chức thực hiện còn vướng. Việc sắp xếp bộ máy hành chính khiến nhiều dự án tạm dừng, kéo dài thời gian thẩm định, thanh toán, quyết toán. Công tác giải phóng mặt bằng chậm do vướng mắc pháp lý, giá vật liệu tăng cao, nguồn cung hạn chế, vướng quy hoạch khoáng sản.

(4) Nguồn thu ngân sách địa phương từ đất chưa đảm bảo theo dự toán, dẫn đến chậm phân bổ và giải ngân.

(5) Liên quan chương trình mục tiêu quốc gia, chưa ban hành quyết định điều chỉnh, hướng dẫn còn chậm và phức tạp, tâm lý e ngại ở địa phương và hạn chế về quỹ đất, định mức hỗ trợ thấp gây khó khăn cho triển khai và giải ngân.

GIẢI PHÁP
(1) Với phần vốn đã được phân bổ, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời chủ động rà soát, xử lý những vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ triển khai. Riêng phần vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ chi tiết sau ngày 15/3/2025, Bộ Tài chính kiến nghị thu hồi để kịp thời điều chuyển cho các dự án đang cần bổ sung vốn, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách.

(2) Những dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp hoặc trải dài nhiều địa bàn cần được đặc biệt chú trọng trong công tác tổ chức và giám sát, tránh chậm trễ do điều kiện thi công, thiếu vật liệu hoặc vướng mắc hành chính. Bộ cũng khuyến nghị chủ đầu tư sớm triển khai các thủ tục tạm ứng sau khi ký hợp đồng, đẩy nhanh nghiệm thu và thanh toán để rút ngắn thời gian giải ngân.

(3) Việc theo dõi tiến độ giải ngân cần được thực hiện sát sao theo từng tháng, từng quý, làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp, ưu tiên cho các dự án cấp bách, có khả năng giải ngân cao. Đối với nguồn thu ngân sách địa phương, cần đẩy nhanh tiến độ thu, nhất là thu từ đất, để không làm chậm tiến độ phân bổ vốn đầu tư.

Vậy khi nhìn về triển vọng đầu tư công trong 7-8 tháng tới, những kỳ vọng nào sẽ là khả thị? Kịch bản quy mô giải ngân ĐTC/tháng sẽ là phù hợp, để rồi tháng 12 vẫn là 'ngón tay béo' với quy mô giải ngân (theo sổ) như năm nay khó dưới 150 NGÀN TỶ ĐỒNG! Từ đây, cơ hội đầu tư cho những cổ phiếu ĐTC có thể có sôi động khi đồng thuận về chủ đề đầu từ là khá cao. #HHV_AI#VCG_AI#PLC_AI#HT1_AI#CTI_AI#C4G_AI.

Dữ liệu, biểu đồ AI Smart Data hỗ trợ phân tích cơ bản chuyên sâu thiết kế bởi đội ngũ AI team. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng liên hệ ART INVESTOR.
Ở ART INVESTOR, AI team nắm rõ từng chi tiết các con số, câu chuyện từng doanh nghiệp trước khi mở vị thế đầu tư. Hãy tương tác & chia sẽ để lan tỏa bài viết nếu bạn cảm thấy hữu ích cho cộng đồng.