Cổ phiếu HPG dẫn đầu ngành thép liên tục phá đỉnh, và đóng phiên ngày đầu tuần 10/5 với mức giá trên 63.000 đồng/cp.

Cũng từ đây, hàng loạt lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) và các quỹ đầu tư nước ngoài đã chốt lời, bán mạnh. 

Đóng phiên hôm nay 13/5, cố phiếu HPG đã giảm đến về mức 61.500 đồng/cp với tỷ lệ giảm hơn 2%, tương đương giảm 1.500 đồng/cp.

thep-hoa-phat-hpg-1620892513.jpg
 

VietnamFinance cho biết, việc giá cổ phiếu thép liên tiếp phá đỉnh trong thời gian qua gợi lại ký ức về một thời từng như vậy cách đây chỉ vài năm. Giá cổ phiếu thép đã tăng mạnh suốt từ năm 2016 và đạt đỉnh vào khoảng cuối năm 2017, đầu năm 2018, sau đó bước vào thời kỳ giảm giá mạnh.

Cần lưu ý rằng, giá cổ phiếu thép đã đạt đỉnh và suy giảm trước khi chỉ số VN-Index đạt đỉnh 1.204,33 điểm vào tháng 4/2018, nghĩa là việc thị trường chung giảm sâu không phải nguyên nhân chính đẩy cổ phiếu thép đi xuống mà chỉ làm trầm trọng thêm mức giảm.

Diễn biến giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp phản ánh trước triển vọng tương lai và điều này cũng đúng trong trường hợp cổ phiếu thép đạt đỉnh vào cuối năm 2017, đầu năm 2018. 

Nhìn lại cả năm 2018, doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết mặc dù tăng tới 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái (nhờ giá thép tăng khá mạnh và sản lượng tiêu thụ ổn định) nhưng chỉ có lợi nhuận Hòa Phát là tăng trưởng dương, còn lại các doanh nghiệp khác đều ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh, chủ yếu do biến động giá nguyên vật liệu rất mạnh trong giai đoạn 2017 - 2018.

"Khó có thể dự đoán rằng đâu là đỉnh của cổ phiếu thép trong giai đoạn này nhưng bài học quá khứ cho thấy, giá cổ phiếu thép đã đạt đỉnh và suy giảm khi mà những thông tin tiêu cực còn chưa rõ ràng" - nhận định trên VietnamFinance.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Như chia sẻ, nếu tháng 6/2021, chỉ báo The Composite Index đi xuống là 90% coi như xong rồi đó, 9% còn lại là nhị phân kỳ âm, 1% là tam phân kỳ âm (trong 2 trường hợp này giá tiếp tục đi lên nhưng sau khi tạo nhị phân kỳ âm hoặc tam phân kỳ âm thì giá đi xuống thật nhanh và thật lâu). 

Dữ liệu quá khứ: Tháng 3/2018, mất 18 tháng để tạo phân kỳ âm, HPG giảm 57,9% trong 25 tháng từ 29.700 đồng/cổ phiếu về 12.490 đồng/cổ phiếu.Tháng 4/2020, mất 15 tháng để tạo phân kỳ dương, HPG tăng 406,8% (hơn 5 lần) trong 14 tháng từ 12.490 đồng/cổ phiếu lên 63.300 đồng/cổ phiếu.

"Tháng 6/2021, mất 6 tháng để tạo phân kỳ âm và giá đi xuống 50-60%?" - ông Như đặt câu hỏi.

hoa-phat-hpg-1620892686.jpg
Diễn biến giá cổ phiếu HPG trong những phiên gần đây

Doanh nghiệp thép gặp nhiều khó khăn

Hiện nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh đã khiến HPG gặp nhiều khó khăn. Thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát cho biết, giá phế liệu đã liên tục tăng mạnh, từ mức 207 USD/tấn vào tháng 4/2020 lên mức 500 USD/tấn vào ngày 10/5/2021, tương ứng mức tăng gấp 2,5 lần.

Cùng với đó, tắt, thép Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam trong cơn sốt giá. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hết tháng 4, tổng lượng sắt, thép nhập khẩu vào Việt Nam đạt hơn 5 triệu tấn, tăng hơn 540.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Lượng nhập sắt, thép các loại tăng hơn 12% nhưng kim ngạch sắt, thép nhập khẩu đã tăng lên hơn 36,6%, mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.

Nếu cùng kỳ năm 2020, lượng sắt, thép Trung Quốc về Việt Nam chỉ chiếm 1/3 tổng lượng sắt, thép nhập khẩu, thì đến hết tháng 4 năm nay, sắt, thép nước này chiếm 1/2 tổng lượng sắt, thép nhập về Việt Nam.

Ngoài sắt, thép các loại, Trung Quốc còn là nước cung cấp lượng sắt, thép thành phẩm lớn nhất vào Việt Nam. Hết tháng 4, lượng sắt, thép thành phẩm Trung Quốc vào Việt Nam chiếm gần 60%.

Hiệp hội Thép Việt Nam hiện đã có văn bản khuyến nghị tới doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng giá nguyên liệu như hiện nay, việc duy trì được sản xuất của doanh nghiệp cũng được xem là khó.