Ông Trần Đình Long khác tư duy với Bầu Đức khi sớm rời bỏ Bóng đá để tập trung toàn lực cho Kinh doanh và phát triển thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, bản thân ông nằm trong danh sách Tỷ phú. Ngoài ra giữa ông Long và ông Dương (THACO) hình như cũng có một sự so kè về chiến lược cũng như thành tích, THACO thì dẫn đầu ngành ô-tô còn Hoà Phát thì dẫn đầu ngành thép.
Với Hoà Phát còn nhớ từ hồi 92-93 có quan hệ cung cấp thiết bị xây dựng là máy trộn Bê-tông và đầm rung (concrete vibrator) khi đó là Cty Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát.
Ông Trần Đình Long khác tư duy với Bầu Đức khi sớm rời bỏ Bóng đá để tập trung toàn lực cho Kinh doanh và phát triển thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, bản thân ông nằm trong danh sách Tỷ phú. Ngoài ra giữa ông Long và ông Dương (THACO) hình như cũng có một sự so kè về chiến lược cũng như thành tích, THACO thì dẫn đầu ngành ô-tô còn Hoà Phát thì dẫn đầu ngành thép.
Với Nông nghiệp giữa THACO và Hoà Phát cũng có một cuộc đua lý thú. Hoà Phát âm thầm phát triển và đã gặt hái kết quả các dòng tiền ổn định từ: Chăn nuôi Bò thịt, trứng gà, chăn nuôi Heo (400,000 con); với THACO là chiến lược thâu tóm HAGL và mới đây ông Trần Bá Dương chính thưc là Chủ tịch của HAGL Agri và cũng chạy đua trong chăn nuối với dự án đầu tư vào Hùng Vương chăn nuôi heo quy mô lớn.
Trong lĩnh vực BĐS công nghiệp đang có tiềm năng lớn và phù hợp với sở trường của cả 2 thì Hoà Phát đang chiếm lĩnh sân chơi ở miền Bắc còn THACO đang tập trung ở CHU LAI... và tiềm năng chiến lược to lớn còn đang để mở, còn khoảng cách nếu so với người dẫn đầu như Becamex VSIP.
Về tài sản cá nhân ông Trần Đình Long đang vượt ông Trần Bá Dương trong 2 năm gần đây với tỷ số 2.5/1.5 Tỷ USD.
Hiệu quả tài chính 2020 của Hoà Phát cũng gấp đôi THACO với tỷ lệ 13,000/6,000Tỷ lợi nhuận ròng.
Mô hình chiến lược giữa 2 bên cũng rất tương đồng: THACO gồm 5 holding Ô-tô; BĐS, TMDV, Logistics và Nông nghiệp còn với Hoà Phát theo cấu trúc vừa công bố 2020 có 4 holding là: Gang Thép; Thép Ống; BĐS và Nông nghiệp...
Đâu là chìa khoá thành công về thị trường? Với Hoà Phát thì doanh thu và lợi nhuận tiềm năng đến từ xuất khẩu thép (TQ) còn với THACO 85% dòng tiền đến từ ô-tô trong khi các ngành khác chưa mang lại kết qủa với mức đầu tư lên đến vài Tỷ USD (BĐS và Nông nghiệp). Năm 2020 ngành ô-tô trong nươc có thuận lợi do lượng xe nhập khẩu giảm, tuy nhiên do tiềm năng xuất khẩu còn hạn chế nên THACO giảm sức phát triển bỏ lại sân chơi cho VinFast với những cú đột phá ngoạn muc về công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt.
Về hiệu quả quản trị theo ý kiến cá nhân mình thấy cấu trúc quản trị của Hoà Phát hiệu quả hơn về headcount và decision making process.
(tiếp theo - Những gợi ý từ chuyên gia...)
Mình ngưỡng mộ tất cả các ông/bà CEO, họ là những gương mặt tiêu biểu, những đầu máy locomotive, những sếu đầu đàn... của nền kinh tế Việt Nam cũng như là kỳ vọng khẳng định vị thế quốc gia sớm trở thành G20 (!)- việc thường xuyên theo dõi nghiên cứu và học hỏi giúp ích cho mình rất nhiều cả trong công việc chuyên môn và về tư duy cá nhân - Trân trọng cảm ơn.
(*) Bài viết hoàn toàn dựa trên thông tin báo chí đã công bố, số liệu đã được làm tròn...
Theo Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang