Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nguyên liệu Á Châu (AIG) đã trải qua hơn hai tháng trên sàn UPCoM với những tín hiệu không mấy lạc quan. Kể từ ngày niêm yết, giá trị cổ phiếu liên tục giảm, khiến vốn hóa của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, ước tính lên tới gần 3.000 tỷ đồng.

AIG chính thức gia nhập UPCoM vào ngày 11/11/2024 với hơn 170 triệu cổ phiếu được đưa ra thị trường, giá tham chiếu trong phiên đầu là 63.000 đồng/cổ phiếu. Đây được xem là mức giá khá cao trong bối cảnh ngành thực phẩm đang cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên, cổ phiếu này đã mất giá mạnh, giảm xuống còn 57.900 đồng.

Các phiên giao dịch tiếp theo không mang lại tín hiệu tích cực, khi cổ phiếu AIG chạm đáy 45.100 đồng, ghi nhận mức giảm gần 28% so với giá mở bán. Đến ngày 23/12/2024, cổ phiếu chỉ còn 45.700 đồng, phản ánh sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào triển vọng của doanh nghiệp.

co-phieu-aig-khoi-dau-day-thach-thuc-bien-dong-va-nghi-ngai-tu-nha-dau-tu-1735103470.jpg

Trước ngày lên sàn, cơ cấu cổ đông của AIG đã ghi nhận nhiều thay đổi quan trọng. Một số cổ đông lớn rút vốn đáng kể, như VFPHK Holdings Limited giảm tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống chỉ còn hơn 4%. Trong khi đó, Penm IV Germany GMBH&CO. KG cũng giảm cổ phần xuống dưới mức cổ đông lớn.

Con cổ đông MGCA Foodco Pte.Ltd, đến từ Singapore, lại tăng sở hữu lên 28,9% trở thành nhà đầu tư lớn nhất của công ty. Đồng thời, ông Nguyễn Bảo Tùng Tổng giám đốc cũng giảm lượng cổ phần nắm giữ, giảm từ hơn 10% xuống 8,48%.

Thành lập năm 2017, AIG từng bước mở rộng hoạt động, nâng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng ban đầu lên hơn 1.700 tỷ đồng sau nhiều lần tăng vốn. Công ty hiện sở hữu 7 nhà máy sản xuất nguyên liệu thực phẩm và gia vị, phục vụ ngành chế biến thực phẩm và tiêu dùng.

Dù có những con số tài chính tích cực trong giai đoạn 2021-2022, tốc độ tăng trưởng của AIG đã chậm lại kể từ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu đều ghi nhận sự sụt giảm, trong khi chi phí giá vốn cao chiếm phần lớn doanh thu khiến biên lợi nhuận không có sự cải thiện rõ rệt.

Việc một số cổ đông lớn thoái vốn trước niêm yết, cùng mô hình kinh doanh chưa thể hiện sự vượt trội, đã đặt ra nhiều câu hỏi về định giá thực sự của AIG. Thêm vào đó, sức mua từ nhà đầu tư trong nước yếu trong khi nhóm nhà đầu tư nước ngoài chưa có động thái đáng chú ý, càng khiến thị trường hoài nghi về tiềm năng của cổ phiếu này.

Sau hai tháng lên sàn, cổ phiếu AIG đang đối mặt với những thách thức lớn. Giá trị thị trường sụt giảm cùng với sự e ngại từ nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng và quản trị doanh nghiệp, đã đặt ra áp lực không nhỏ cho công ty.

===================