co-hoi-viet-nam-tham-gia-chuoi-cung-ung-ban-dan-toan-cau-1717602610.webp

Bài hôm trước tôi đã nói rằng ngày nay chất bán dẫn được ví như dầu mỏ ở thế kỷ 20, vì vậy mà chất bán dẫn có vai trò quyết định nền chính trị quốc tế, cấu trúc nền kinh tế và cán cân quyền lực quân sự toàn cầu.

Cuối bài tôi có đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam chúng ta có trở thành quốc gia thứ hai trong chiến lược chuyển dịch sản xuất bán dẫn hay không? Việt Nam có lợi thế gì và cơ hội là lớn hay bé?

Do tính chất công nghệ, nghiên cứu & phát triển, vốn đầu tư cao nên hiện tại chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được chia làm các công đoạn có tính chuyên môn hoá cao, đó là: Thiết kế, sản xuất và thương mại, trong đó sản xuất lại được chia ra sản xuất front-end (chế tạo wafer) và back-end (lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm).

Khi bàn về cơ hội của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, rất nhiều bạn cho rằng Việt Nam chẳng có cơ hội gì hoặc là cơ hội rất thấp, thấp hơn Malaysia, thấp hơn Indonesia và Thái Lan.

Thế nhưng có hai điểm mấu chốt quyết định rằng Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia bán dẫn đó là Mỹ đã lựa chọn Việt Nam và Việt Nam có những yếu tố đáp ứng điều kiện của một quốc gia bán dẫn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ nhất: Mỹ đã lựa chọn Việt Nam. Các bạn nhớ lại chuyến thăm Việt Nam và ký kết đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ vào tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden, nhiều tờ báo quốc tế lớn đã đưa tin với tiêu đề “Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận khoáng sản và chất bán dẫn”. Trong các kênh chính thức không có tin này, nhưng theo nhiều nguồn tin thì Mỹ đã ủng hộ Việt Nam trở thành quốc gia bán dẫn, bởi một lý do ít người ngờ tới ĐẤT HIẾM (chính là khoáng sản trong các bài báo quốc tế đưa tin).

Đất hiếm, tuy giá trị không lớn, nhưng một vài thành phần trong đất hiếm lại là thành phần không thể thiếu trong việc chế tạo những con chip. Cả thế giới trữ lượng chỉ có 130 triệu tấn đất hiếm. Riêng 4 nước Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn) và Brazil (21 triệu tấn) đã chiếm trên 83% (108 triệu tấn) trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Điều này có nghĩa là ngành bán dẫn thế thế giới phụ thuộc vào 4 nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và Brazil. Nga thì Mỹ và phương tây đang cấm vận, nên chả có hy vọng gì ở Nga. Trung Quốc thì đang chiến tranh chip Mỹ Trung. Vậy là phần còn lại của thế giới chỉ còn trông chờ vào Việt Nam và Brazil thôi (nếu Mỹ quyết chiến hoặc quan hệ căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan). Lựa chọn rất ít đúng không?

Vậy là nếu dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Đài Loan, thì Mỹ chỉ có hai lựa chọn hoặc là Việt Nam hoặc là Brazil. Và Mỹ đã chọn Việt Nam chứ không phải Brazil, đấy chính là lý do mà ông Biden cất công bay sang tận Hà Nội chứ không phải ngồi nhà chờ nguyên thủ Việt Nam bay sang Mỹ. Nên nhớ rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trở nên quốc gia giầu có cũng nhờ vào công nghiệp bán dẫn và đều có sự ủng hộ và bật đèn xanh của Mỹ.

Vấn đề là tại sao Mỹ chọn Việt Nam chứ không phải Brazil và Việt Nam có tận dụng được cơ hội trăm năm có một này hay không, tôi xin bàn trong bài viết tiếp theo.

www.facebook.com/caobao.do.90/posts