Có rất nhiều thông tin liên quan giai đoạn 2 của vụ án, trong đó có việc kiến nghị tiếp tục điều tra. Nên Viện kiểm sát đã yêu cầu HĐXX kiến nghị Cục 03 của Bộ Công an làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán Ernst & Young, Deloitte Việt Nam và KPMG tại ngân hàng SCB.
Như vậy sau 10 năm, 3 công ty kiểm toán thuộc Big4 kiểm toán không tìm ra được, hoặc “ngó lơ” sai phạm của SCB đã bị kiến nghị điều tra. Thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mọi người từ khi khởi tố vụ án, đến nay HĐXX đã kiến nghị C03 vào cuộc, như vậy sẽ có những sai phạm hay những hành vi cố tình trong này!?
Cụ thể, tại thời điểm khởi tố vụ án cả hệ thống sổ sách của SCB thể hiện tổng tiền ngân hàng huy động và vay các tổ chức tín dụng khác là 673.586 tỷ. Với 511.262 tỷ đồng huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá 76.845 tỷ đồng. Đã vay NHNN 66.030 tỷ đồng, vay từ các tổ chức tín dụng khác 6.756 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đạt 21.036 tỷ, cơ cấu tổng nguồn vốn SCB theo sổ sách kế toán tại ngày 17/10/2022 là 713.420 tỷ đồng. Nhưng lúc này kiểm toán độc lập của nhà nước đã ghi nhận âm vốn chủ sở hữu đến 443.769 tỷ, và đang lỗ 464.547 tỷ đồng.
Còn tại năm 2021, được kiểm toán KPMG soát xét gần đây nhất với số liệu trên báo cáo ghi nhận SCB lãi sau thuế 359 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 671.628 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 21.754 tỷ đồng.
Các báo cáo kiểm toán từ năm 2017 đến 2019 đều do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện. Từ năm 2012 Kiểm toán Ernst & Young đã thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất và soát xét cho đến năm 2016.
Theo như những báo cáo của thanh tra nhà nước, tình hình SCB đã rất xấu từ những năm 2017, tỷ lệ nợ xấu cực cao, doanh thu không ổn định.
Mới đây, trong phần nghị án HĐXX cũng đã kiến nghị Cục 03 - Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra giai đoạn 2 tiếp tục làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại ngân hàng SCB, các kiểm toán viên có liên quan. Nếu đủ căn cứ thì đề nghị xem xét xử lý đúng quy định đối với ba công ty kiểm toán Ernst & Young, Deloitte Việt Nam và KPMG.