Hành trình của một kẻ thất bại vươn lên thành 'Kỳ lân'

Năm 2015, Chang Wen Lai đã từ bỏ công việc tại Ngân hàng Barclays, cùng 2 người bạn của mình là Shaun Chong và Boxian Tan tận dụng thị trường điện tử đang bùng nổ tại Singapore lúc này, 3 người đã cho ra mắt dòng thời trang dành cho nam giới theo hình thức trực tuyến. Việc kinh doanh những ngày đầu diễn ra khá thuận lợi, số lượng đặt hàng cứ thế tăng lên mỗi ngày, nhưng gặp phải một vấn đề nan giải tại thời điểm này đó là vận chuyển giao hàng phải phụ thuộc vào các nhà vận chuyển địa phương.

"Tại sao chúng ta không mở một công ty cung cấp dịch vụ hậu cần để giải quyết vấn đề này. Mọi thứ sẽ rất dễ dàng, trong một năm chúng ta sẽ hoàn thành nó và tìm một việc khác để làm".

Chang Wen Lai đã quyết định phải làm cái gì đó, vài tuần sau đó cả ba quyết định gom tiền lại mua một chiếc xe van cũ để xây dựng dịch vụ chuyển phát công nghệ. Từ đó, Ninja Van được ra đời, Chang Wen Lai trở thành CEO. 

chang-duong-kho-khan-cua-ky-lan-ninja-van-khoan-lo-len-toi-250-trieu-do-singapore-ngay-cang-roi-xa-muc-tieu-1680282069.jpeg
 

Sau một năm điều hành, cả 3 quyết định ngừng công việc kinh doanh thời trang lại.

"Chúng tôi nhận ra rằng kinh doanh thời trang không phải là sở trường của mình. Chúng tôi quyết định tập trung vào một doanh nghiệp mà chúng tôi cảm thấy có thể mở rộng tốt hơn nhiều không chỉ ở Singapore, mà trên toàn khu vực", Chang Wen Lai nói.

Chang Wen Lai nhận ra kinh doanh thời trang không phải là sở trường của cả 3, và quyết định tập trung vào công việc mang tính quy mô lớn hơn, sẽ mở rộng ra nhiều khu vực chứ không chỉ có tại Singapore. Lai tự nhận mình biết nhiều về khía cạnh vi mô hơn là xu hướng vĩ mô, biết các vấn đề và cách giải quyết nó. 

Vào những năm 2014, Đông Nam Á là nơi có thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhờ vào internet và sự mở rộng từ những tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, mảng giao hàng ở khu vực này lại bị tụt lùi ra phía sau. Ngoại trừ Singapore, các khu vực khác trong Đông Nam Á đều bị xếp hạng kém về cơ sở hạ tầng logistics. Một phần vì kế hoạch còn yếu kém của chính phủ, một phần vì địa lý khu vực bị chia cắt.

Nhận ra giải pháp giao hàng hiện đại đang được nhiều người quan tâm, Ninja Van đã nhanh chóng phát triển, chỉ vài tháng sau đó Ninja Van đã mở rộng sang thị trường Indonesia và Malaysia. Đến năm 2016, Thái Lan, Philippines, Việt Nam đã trở thành nơi Ninja Van tiến bước. 

Tháng 9/2021, Ninja Van chính thức trở thành Kỳ lân mới của khu vực Đông Nam Á với việc huy động vốn thành công với 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E, nâng mức định giá của công ty lên 1 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, CEO Chang Wen Lai và thành viên sáng lập từng nghĩ đến mục tiêu IPO, năm 2022 sẽ có lãi trong bản báo cáo tài chính.

Ninja Van tăng trưởng chậm, lỗ nặng

Sau khi công ty Ninja Van công bố về khoản lỗ năm 2022, nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng doanh thu chậm lại là do chi phí quản lý và chi phí bán hàng tăng cao, doanh thu không theo kịp, theo Tech in Asia.

Trong đó, chi phí quản lý lên tới 827.2 triệu đô la Singapore, tăng lên 29% so với năm 2021; chi phí bán hàng 492.5 triệu đô la Singapore, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021. Khoản lỗ ròng lên tới 250 triệu đô la Singapore (181.5 triệu USD), theo Cơ quan Quản lý Kế toán và Doanh nghiệp Singapore (ACRA).

Tìm hiểu về hãng vận chuyển Ninja Van - Omisell Tiếng Việt

Ninja Van đã tăng hơn 3 lần dòng tiền ròng trong năm 2022 cho các hoạt động kinh doanh, lên đến 163 triệu đô la Singapore. 

Kỳ lân này cũng tăng được bảng cân đối tiền mặt trong năm 2022, khi mà lượng tiền mặt ròng nhận được từ huy động vốn tăng lên 678.3 triệu đô la Singapore, tăng gấp 18.4 lần so với năm 2021. 

Hiện nay, dịch vụ logistics của Đông Nam Á - Kỳ Lân Ninja Van đang có 190.1 triệu đô la Singapore (tiền mặt), tăng 60.5% so với trước đó cụ thể là năm 2021. Indonesia đang là thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của Ninja Van. 

The Data Vantage, hiện nay Kỳ lân Ninja Van đang được định giá gần 2 tỷ USD.